Việc phát hiện bệnh giang mai muộn và điều trị không kịp thời là một thiệt thòi rất lớn đối với người bệnh, bởi thuốc điều trị giang mai chỉ có thể điều trị được khi bệnh nhẹ còn khi đã tổn thương nặng, nhiều biến chứng thì không thể chữa khỏi được nữa. Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh chính là biện pháp quan trọng nhất để phòng tránh bệnh giang mai, tuy nhiên nhiều bạn trẻ có lối sống buông thả, không quan tâm nhiều đến các bệnh sinh dục, để đến khi bệnh đã nặng rồi thì mới đi khám phụ khoa, lúc này việc điều trị trở nên khó khăn gấp bội phần.
Tìm hiểu về bệnh giang mai
Một loại xoắn khuẩn giang mai tên khoa học Treponema pallidum, chính loại xoắn khuẩn này xâm nhập vào bên trong niêm mạc ở vùng da xung quan cơ quan sinh dục rồi sinh rôi nẩy nở. Loại xoắn khuẩn này xâm nhập trực tiếp vào máu người bệnh, gây nên một số dấu hiệu ban đầu là vết trượt nông, màu đỏ không đau, bờ nhẵn, không ngứa những vết này chính là săng giang mai. Săng giang mai thường xuất hiện sau khoảng 3 đến 4 tháng ủ bệnh và thường ít nhất là khoảng 10 ngày cho đến 90 ngày.
Giang mai được xếp vào một trong những bệnh xã hội có tốc độ lan truyền nhanh nhất chỉ đứng sau virut HIV

Một số các thức lây lan bệnh của giang mai
+ Chủ yếu qua đường tình dục: Không chỉ quan hệ tình dục bình thường mới mắc có khả năng lây truyền bệnh giang mai mà ngay cả khi quan hệ bằng miệng, vuốt ve, tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh cũng có thể bị lây truyền bệnh giang mai. Đặc biệt, niêm mạc ở các các quan sinh dục nam và nữ thường rất mỏng, dễ trầy xước, ẩm ướt nên xoắn khuẩn giang mai sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nếu cọ xát trực tiếp.
+ Qua đường máu: Xoắn khuẩn giang mai tồn tại trong cả máu của người bệnh nhiều nhát là khi xuất hiện ban đào, lở loét. Nếu như để máu của bệnh nhân tiếp xúc thì nguy cơ lây nhiễm cũng rất cao nên tuyệt đối không sử dụng chung bơm kim tiêm cũng như cọ xát trực tiếp vào vết thương hở của người bệnh.
+ Tiếp xúc gián tiếp: việc tiếp xúc với các đồ dùng cá nhân của người bênh như quần lót, chăn gối, khăn tắm cũng là một con đường lây truyền bệnh
+ Truyền từ mẹ sang con: người mẹ mang thai con mà bị mắc giang mai thì cũng sẽ lây bệnh sang cho con ở thời kỳ đâu khi mang thai, cũng có trường hợp trẻ sơ sinh bị mắc đi đi qua ngả âm đạo trong lúc sinh bé
Biểu hiện giang mai qua các giai đoạn
Giang mai có 4 giai đoạn phát triển, trong đó có 3 giai đoạn chính, 1 giai đoạn là tiềm ẩn
+ Giai đoạn thứ nhất: dần dần xuất hiện săng giang mai, mọc ở quanh co quan sinh dục kể cả nam lẫn nữ, vết săng không gây cảm giác đau ngứa cho bệnh nhân
+ Giai đoạn 2: từ 2 đến 6 tuần săng giang mai tự nhiên biến mất, xuất hiện những ban đào khắp cơ thể, thời điểm này xoắn khuẩn đã đi vào máu, có nổi nốt sần
+ Giai đoạn tiềm ẩn: mọi dấu hiệu đều mất hết, không có triệu chứng gì
Giai đoạn 3: Giai đoạn cuối của giang mai, phá hủy dần các cơ quan như tim, não, mắt, hệ thần kinh…, người bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm nư đau tim, mất trí nhớ, đột quỵ…có tể dãn đến tử vong
Chữa giang mai có khỏi được hoàn toàn bệnh
Nếu như bệnh được phát hiện sớm và điệu trị kịp thời tại các cơ sở y tế uy tín thì việc chữa khỏi hoàn toàn giang mai là hoàn toàn có thể. Nhưng ngược lại nếu phát hiện bệnh muộn thì cực kỳ khó để chữa khỏi hoàn toàn. Có thể phát hiện giang mai sớm bằng soi qua kính hiển vi, bước sang giai đoạn thứ 2 có thể làm xét nghiệm RPR, VDRL giang mai thần kinh cần phải xét dịch naõ tủy.
Vừa rồi là những chia sẻ của các bác sĩ tại Phòng khám đa khoa quốc tế Hồ Chí Minh về bệnh giang mai, đê biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo đường dây nóng 08 3925 7111 để biết thêm thông tin chi tiết.
Chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!