Bé bị viêm họng mủ có nguy hiểm không? Viêm họng mủ ở trẻ nhỏ là căn bệnh phổ biến thường gặp. Bệnh này nếu không được điều trị đúng cách hoặc chậm trễ có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm. Vậy biểu hiện khi trẻ bị viêm họng mủ là gì, làm thế nào để chữa khỏi bệnh cho bé? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin về bệnh này.


Bé bị viêm họng mủ và những thông tin xoay quanh

Dấu hiệu nhận biết khi bé bị viêm họng mủ

Khi trẻ nhỏ bị mắc bệnh viêm họng mủ thường có các biểu hiện như:
  • Mệt mỏi, lười vận động, chỉ muốn nằm li bì.
  • Sốt cao từ 38-40 độ C, một số trường mức độ sốt trên 40 độ C rất nguy hiểm.
  • Trẻ đang trong độ tuổi từ 1-3 tuổi khi bị viêm họng mủ thường quấy khóc, bỏ ăn. Trường hợp này các mẹ thường nhầm lẫn với việc trẻ mọc răng.
  • Hốc amidan và họng có các mủ trắng, bao quanh niêm mạc họng.
  • Xuất hiện hạch hai bên mang tai, ấn vào thấy đau.
  • Hơi thở có mùi hôi, mùi nồng rất khó chịu.
  • Họng sưng đỏ, kèm theo các triệu chứng ho khan, ho có đờm.
  • Nuốt đau, khó ăn, khó nuốt.
  • Xét nghiệm thấy bạch cầu trung tính tăng cao.
  • Nếu trong trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn sẽ có những dấu hiệu bất thường như họng sưng phù, khó thở, mất tiếng. Lúc này cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.


Dấu hiệu nhận biết bé bị viêm họng mủ

Cách xử lý khi bé bị viêm họng mủ

Khi bé bị viêm họng có mủ trong từng trường hợp cụ thể mà sẽ có cách điều trị khác nhau.
  • Trong trường hợp bệnh nhẹ có thể dùng cho trẻ một số loại thuốc như: thuốc bổ, thuốc tăng cường hệ miễn dịch, thuốc chống viêm, giảm đau và dùng theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. Nếu bé bị viêm họng mủ nặng, bố mẹ cần trao đổi với bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau cho trẻ. Thuốc giảm đau thường được sử dụng cho trẻ là acetaminophen, ibupronfen. Các phụ huynh nên nhớ tuyệt đối không được cho trẻ uống aspirin vì nó có liên quan đến hội chứng Reye ở trẻ. Kết hợp với việc sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để bệnh thuyên giảm nhanh hơn.
  • Trong trường hợp nghi ngờ trẻ bị viêm nhiễm cần cho trẻ dùng kháng sinh.Tùy vào từng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cho bé dùng thuốc cụ thể. Các bậc phụ huynh nên tuân thủ nghiêm ngặt trong việc dùng thuốc cho trẻ vì nếu tự ngưng thuốc giữa chừng, vi khuẩn gây bệnh có thể tấn công trở lại khiến cho họng của trẻ bị đau trầm trọng hơn.


Bé bị viêm họng có mủ trong từng trường hợp sẽ có cách điều trị khác nhau

Cách phòng tránh bệnh viêm họng mủ ở trẻ em
  • Để bé không bị viêm họng mủ, các bậc cha mẹ nên lưu ý giữ gìn vệ sinh, nơi ở, nhà tắm, giường, các khu vui chơi của trẻ để các vi khuẩn có hại không xâm nhập được vào cơ thể của trẻ.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với những vật dụng mang mầm bệnh. Hạn chế cho trẻ đến những nơi đông đúc, nhiều người, nơi công cộng.
  • Giữ ấm cho trẻ vào mùa đông để trẻ không bị viêm họng.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bệnh viêm họng cấp ở trẻ. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Bạn đang xem: Bé bị viêm họng mủ và những thông tin liên quan tại Viem Hong
Nguồn: http://chikhiethau.com/be-bi-viem-ho...-tin-lien-quan