Câu chuyện chiến sĩ cách mạng Lê Hồng Phong với nhà tù Côn Đảo, chốn “địa ngục trần gian” với sự kiên cường của người con ưu tú đất Việt. Tra tấn, khổ sai, địa ngục,… những từ ngữ khủng khiếp để hình dung về nhà tù Côn Đảo, nơi giam giữ, hành hạ những trái tim yêu nước kiên cường, bất khuất của chiến sĩ cộng sản. Một trong những tấm gương kiên trung, khí phách ấy là chiến sĩ cách mạng Lê Hồng Phong, dù câu chuyện chiến tranh ấy đã đi qua gần nửa thế kỷ nhưng vẫn còn đọng lại trong tâm trí những người dân Côn Đảo.

Xem thêm: Miếu bà Phi Yến

1. Câu chuyện lịch sử của chiến sĩ cách mạng Lê Hồng Phong

Lê Hồng Phong, tên khai sinh là Lê Huy Doãn, sinh năm 1902 tại Nghệ An – vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Sinh thời trong lúc đất nước chịu cảnh lầm than dưới ách thống trị của thực dân Pháp, ông đã sớm hình thành tư tưởng yêu nước, quyết làm cách mạng cứu dân tộc khỏi cảnh đô hộ.

Những năm tháng hoạt động cách mạng tích cực, không ít lần chiến sĩ cách mạng Lê Hồng Phong bị bắt vào tù. Ngày 22/6/1938 đồng chí bị thực dân Pháp bắt tại Sài Gòn. Bằng những lời dụ dỗ, tra tấn với ý đồ lay chuyển, kêu gọi làm việc cho chế độ thực dân nhưng Lê Hồng Phong quyết không khuất phục. Do không có đủ chứng cứ, ông bị tòa án Pháp bỏ tù giam 10 tháng, sau đó bị quản thúc tại quê nhà.

Lần thứ 2 đồng chí Lê Hồng Phong bị bắt vào ngày 29/9/1939 khi đang là cán bộ quan trọng của Ban chấp hành Quốc tế Cộng Sản. Dù không có đủ chứng cứ nhưng bọn chúng vẫn tìm đủ lý do đày ông ra trại tù Phú Hải Côn Đảo với ý đồ cô lập. Từ đây ông bắt đầu cuộc tra tấn, hành hạ của một chiến sĩ cách mạng Côn Đảo.


Xem thêm: https://anhduongtours.vn/tour/con-da...anh-tu-ha-noi/

2. Ý chí kiên cường, bất khuất của chiến sĩ cách mạng Côn Đảo Lê Hồng Phong

Được mệnh danh là “địa ngục trần gian” với chế độ cầm cố và tra tấn hết sức dã man nhằm ép buộc những chiến sĩ cách mạng Côn Đảo đầu hàng. Địch biết rằng Lê Hồng Phong là một lãnh đạo quan trọng của Đảng, nhằm cô lập ông với các tù chính trị khác, bọn chúng đưa ông ra cầm cố tại xà lim Sở Muối.

Chế độ cầm cố khắc nghiệt khiến chiến sĩ cách mạng Lê Hồng Phong bị kiết lỵ nặng. Tại nơi đây, ông cùng các tù nhân khác liên tiếp bị tra tấn dã man, bị đánh vào đầu ngay trong bữa ăn khiến máu chảy cả xuống bát cơm. Thế nhưng bằng ý chí cách mạng kiên cường, đồng chí vẫn bình thản ăn cơm và trấn an những người bạn tù chính trị khác “phải ráng sống mà đấu tranh, sống để phục vụ cách mạng”.
vieng mo chien si cach mang le hong phong

Thăm phần mộ Tổng bí thư Lê Hồng Phong tại Côn Đảo

Những đòn tra tấn dã man, những nhục hình dày vò thể xác đến cùng cực đã khiến đồng chí Lê Hồng Phong kiệt sức dần và hi sinh vào ngày 6/9/1942. Thế nhưng, đến tận phút cuối ấy, tinh thần cách mạng của đồng chí vẫn không hề nao núng. Sự hi sinh của đồng chí không hề vô ích, sự kiên cường đến tận hơi thở cuối ấy chính là động lực mạnh mẽ để những người tù chính trị tiếp tục cố gắng vì sự nghiệp cách mạng.
3. Sự nghiệp chiến sĩ cách mạng Lê Hồng Phong sống mãi trong ký ức người dân Côn Đảo

Chiến tranh đã đi qua hơn 40 năm, nhà tù địa ngục bị phá bỏ, Côn Đảo nơi đây trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách với biển xanh, cát trắng. Thế nhưng những lời kể hào hùng về chiến sĩ cách mạng Lê Hồng Phong vẫn còn mãi trong ký ức người dân Côn Đảo.

Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng Lê Hồng Phong với bát cơm chan đầy máu vẫn ung dung ăn uống, động viên những người bạn tù cùng kiên cường vì sự nghiệp cách mạng đã trở thành hình ảnh hào hùng trong ký ức người dân Côn Đảo.

Chốn “địa ngục trần gian” nhà tù Côn Đảo với những câu chuyện lịch sử hào hùng, trở thành điểm đến thu hút khách du lịch khi có dịp ghé thăm nơi đây. Đến với nhà tù Côn Đảo bạn sẽ có dịp đến để thắp hương, thể hiện sự kính trọng trước những hi sinh anh dũng của các chiến sĩ.

Nguồn: https://anhduongtours.vn/cau-chuyen-...nguoi-con-dao/