Kỹ thuật trồng cây lựu cho quả sai trĩu cành ngoài yếu tố đất trồng, giống tốt thì cũng cần có cách chăm sóc đặc biệt.



Cây lựu là một loại cây ăn quả độc đáo, tên khoa học của cây lưu Puni-cagranatum L. Cây lựu không phải là cây bản địa của Việt Nam, nguồn gốc của cây từ Ấn Độ. Cây lựu có chiều cao tối đa là 3- 4m, hoa lựu thường có màu đỏ tươi hoặc màu trắng, cây lựu có nhiều tác dụng như làm cảnh, làm thuốc và cung cấp dinh dưỡng, vitamin cho con người. Đặc biệt theo các nước Đông Á thì cây lựu có tác dụng lớn trong phong thủy, cây lựu trồng trước nhà sẽ mang đến vượng tài, nhiều tài lộc dành cho gia chủ. Tag: may thoi khi

Dưới đây là một vài bước kỹ thuật trồng cây lựu cơ bản nhất:

Lựa chọn giống cây lựu

Lựu ở Việt Nam thường được chia làm 3 loại chính là lựu đỏ, bạch lựu có màu trắng vàng và hơi đỏ, và một loại lựu nữa là lựu bông cho quả nhỏ.

Kỹ thuật trồng cây lựu vừa làm cảnh vừa mang phong thủy rất tốt.

Dụng cụ trồng cây lựu

Trồng cây lựu có thể tận dụng những thứ như bao xi măng, chậu hoặc khay, thùng xốp...với dụng cụ này cần phải có lỗ thoát nước tốt.

Đất trồng cây lựu

Cây lựu là loại cây thích hợp với những loại đất có pha hữu cơ và các hoại mục, hoặc đất phù xa, đất có nhiều dinh dưỡng. Với cây trồng trong chậu đất thì nên sử dụng các hỗn hợp đất với cát, tro trấu, cám dừa để đạt cấu trúc tối ưu cho sự phát triển mạnh mẽ của cây. Tag: máy thổi khí nuôi tôm

Điều kiện ánh sáng trồng cây lựu

Lựu là loại cây ưa sáng, cần được trồng ở nhiệt độ cao, không chịu được ngập úng nên cần lưu ý về độ ẩm của cây. Khi nào cảm thấy đất quá khô thì mới tưới.

Kỹ thuật trồng cây lựu

Cây lựu ở Việt Nam có thể trồng bằng hạt hoặc chiết cành hoặc cũng có thể trồng bằng bầu cây. Nếu sử dụng phương pháp trồng bầu cây cần chuyển cây từ bầu ra trồng đất hoặc chậu đều cần xé bỏ túi nilon ngoài của bầu cây. Hố trồng cây rộng 20 – 30 cm, phủ đất xung quanh sao cho đất phủ kín bầu là được, đặt cây con vào hố cần chú ý nén đất chặt lại, dùng 3 – 4 cọc để cố định cây con, che nắng thời gian đầu cho cây. Khi bạn trồng cây con xong thì tưới ẩm cho cây 2 tuần đầu bén rễ hồi xanh cho cây.

Chăm sóc cây lựu

Cây lựu ưa nóng nhưng cũng cần tưới nước đủ cho cây, không cần tưới đẫm quá. Khi cây có quả cần tăng số lần tưới nước cho cây vì lúc này cây cần nước nhất. Sau khi trồng được 20 ngày, tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân dê, phân bò, phân trùn quế… Sau đó, cứ khoảng 1 - 2 tháng bón 1 đợt. Trong thời gian trồng nên cố gắng loại bỏ cỏ và các cây dại mọc quanh gốc cây lựu. Tag: máy thổi khí nuôi cá

Yêu cầu tỉa cành cho cây lựu

Cây lựu thường có rất nhiều cành nhánh, vậy nên bạn cần tỉa bớt những cành dày hoặc quá yếu, để cây tập trung dinh dưỡng để nuôi cành khỏe, đồng thời tạo dáng cho cây luôn. Đối với người làm kinh tế thì bạn chỉ cắt những cành nhánh yếu ớt để lại những cành to khỏe như vậy cây sẽ cho ra những quả to, năng suất cao.

Phòng bệnh cho cây lựu

Lựu rất dễ bị rệp sáp, rầy mềm tấn công, bạn có thể sử dụng thuốc BVTV để trị với liều lượng 1cc/1 lít nước. Phun sương vào ổ của chúng vào lúc sáng sớm. Vài ngày sau, tiến hành rửa lại với nước. Những phần rệp bị bong vỡ phấn trắng và chết, rơi khỏi cây. Đối với chậu lựu trồng làm cảnh bạn có thể sử dụng diệt bằng tay cũng mang lại hiệu quả khá cao.

Thu hoạch quả lựu

Lựu cho thu hoạch từ khi đậu trái khoảng 2 tháng. Lựu tráng khi chín có màu vàng, lựu đó khi chín có màu hồng. Lấy kéo cắt cuống, không nên vặn để rứt rời ra vì nhìn quả lựu không ngon. Tránh thu hái lúc trời ướt át vì quả sẽ nứt, mất giá trị kinh tế.

Nguồn: 2lua.vn/article/trong-cay-luu-truoc-nha-mang-vuong-tai-toi-cho-gia-dinh-nha-chu-5b330c42e4951989608b456e.html

Chủ đề cùng chuyên mục: