1/ Khái niệm công nghệ
Có thể nói công nghệ xuất hiện đồng thời với sự hình thành xã hội loài người. Từ “công nghệ- technology” xuất phát từ chữ Hi Lạp là techne và logos, techne có nghĩa là phương pháp cần thiết để làm ra một vật nào đó, còn logos có nghĩa là sự hiểu biết về một vật nào đó. Như vậy technology được hiểu là sự hiểu biết(hay kiến thức) về một phương pháp cần thiết để làm ra một vật(sản phẩm).

Cho đến nay, người ta vẫn chưa đi đến một khái niệm thống nhất về công nghệ. Đó là do số lượng các công nghệ hiện có nhiều đến mức không thể thống kê được, công nghệ lại hết sức đa dạng, khiến những người sử dụng một công nghệ cụ thể trong những điều kiện và hoàn cảnh không giống nhau sẽ dẫn đến sự khái quát của họ về công nghệ sẽ khác nhau.
Các tổ chức quốc tế về khoa học – công nghệ đã có nhiều cố gắng trong việc đưa ra một định nghĩa công nghệ có thể dung hòa các quan điểm, đồng thời tạo thuận lợi cho việc phát triển và hòa nhập của các quốc gia trong từng khu vực và trên phạm vi toàn cầu.
Trong đó có bốn khía cạnh cần bao quát trong định nghĩa công nghệ: Đó là “công nghệ là máy biến đổi”; “ công nghệ là một công cụ”; “ công cụ là kiến thức”; “ công nghệ hàm chứa trong các dạng hiện thân của nó”.
– UNIDO (United Nations Industrial Development organization) đưa ra khái niệm công nghệ “là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý chúng một cách có hệ thống và phương pháp”.
– ESCAP: Ủy ban kinh tế – xã hội khu vực Châu Á Thái Bình Dương( Economic And Social Commision For Asia and the Pacific) : “ Công nghệ là một hệ thống kiến thức về quy trình và kĩ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin” và mở rộng ra “ nó bao gồm tất cả các kĩ năng , kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong sản xuất chế tạo dịch vụ, quản lý, thông tin”
– Luật Chuyển giao công nghệ Việt Nam 2006: “ công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kĩ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.”
Công nghệ là sản phẩm của những khả năng về kĩ thuật và tổ chức khi những yếu tố đó quyết định phương thức chuyển các nguồn lực vô hình và hữu hình thành các hàng hóa và dịch vụ trung gian hay cuối cùng.
Theo nghĩa hẹp hơn thì công nghệ là đầu ra của các hoạt động nghiên cứu và phát triển và hàm kĩ thuật sản xuất của một doanh nghiệp. Dù được định nghĩa như thế nào thì công nghệ cũng giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng của các yếu tố sản xuất và đó là yếu tố quyết định sự tăng trưởng của các nền kinh tế.
Tham khảo thêm các bài viết khác:
+ lý thuyết nhu cầu của maslow
+ phân tích các chức năng của tiền tệ
+ quy trình ra quyết định lãnh đạo quản lý

Chủ đề cùng chuyên mục: