Phần lớn dân số thế giới hít thở không khí không sạch, trong đó, tình trạng ở nhiều nước đang phát triển rất nghiêm trọng, CNN đưa tin. Việc tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm khiến khoảng 6,1 triệu người chết năm 2016, theo báo cáo thường niên về tình trạng không khí toàn cầu của tổ chức Health Effects Institute (HEI). Tiếp xúc với không khí độc hại có thể dẫn đến đột quỵ, đau tim, ung thư phổi và bệnh phổi mạn tính. Đây cũng là nguyên nhân gây chết người nhiều thứ 4 trong số các rủi ro về sức khỏe, đứng sau huyết áp cao, chế độ ăn uống và hút thuốc.


Ô nhiễm không khí khiến rất nhiều người trên thế giới tử vong, bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp khó thở, người trẻ và người già phải nhập viện, không thể đi học hay đi làm, và nhiều trường hợp chết sớm. Báo cáo của chúng tôi cho thấy sự tiến triển ở một số nơi trên thế giới, nhưng vẫn còn những thách thức lớn để loại trừ tai họa này.

>> Xem thêm: Ô nhiễm môi trường từ các nhà máy nhiệt than Việt Nam

Ô nhiễm môi trường gây ra bệnh tiểu đường

Ô nhiễm không khí có liên quan tới các bệnh kinh niên như bệnh tim và tiểu đường, nhưng nghiên cứu này là một trong những nỗ lực đầu tiên nhằm xác định số lượng mối liên hệ với bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 1,7 triệu cựu binh Mỹ trong gần một thập kỉ để đánh giá nguy cơ họ mắc bệnh tiểu đường. Ước tính mới, được đăng trên The Lancet Planetary Health vào tháng bảy, đổ lỗi cho ô nhiễm môi trường về khoảng 14% ca bệnh tiểu đường mới trên thế giới. Các yếu tố như di truyền, cân nặng, mức hoạt động và chế độ ăn cũng ảnh hưởng tới nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.


Ô nhiễm không khí dù ít cũng sẽ ‘tàn phá’ thận

Nghiên cứu do Hiệp hội Nephrology, cơ quan chuyên nghiên cứu về bệnh thận của Mỹ thực hiện. Trước đây, ô nhiễm không khí đã cho thấy có mối liên kết với các bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư, hen suyễn và bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính, theo Daily Mail. Các nhà khoa học giải thích khi một người hít thở không khí bị ô nhiễm, các hạt bụi nhỏ, khí bẩn, bồ hóng… sẽ đi vào máu. Thận có chức năng lọc máu, do đó các hạt này sẽ gây tổn hại cho thận. Chỉ cần không khí bị ô nhiễm dù với một lượng nhỏ thế nào cũng gây hại đến thận và các cơ quan khác như tim và phổi, nghiên cứu giải thích.


Sau khi đối chiếu và phân tích kết quả, nhóm nghiên cứu nhận thấy ô nhiễm không khí đã gây ra gần 45.000 ca bệnh thận mới và gần 2.500 ca suy thận mới mỗi năm. Những khu vực có chất lượng không khí càng tệ thì nguy cơ mắc bệnh thận của người dân ở đó càng cao.

Ô nhiễm không khí là tác nhân gây đột quỵ

Các nhà nghiên cứu cho biết, chế độ ăn uống không lành mạnh, hoạt động thể chất kém, thường xuyên hút thuốc lá, bị bệnh tăng huyết áp và béo phì là những nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ. Tuy nhiên, gần đây các chuyên gia cũng đã xếp ô nhiễm không khí (cả trong nhà và ngoài trời) vào nhóm các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ. Cụ thể là nó chiếm khoảng 1/3 nguyên nhân gây đột quỵ theo số liệu nghiên cứu của năm 2013.


Thống kê cho thấy, mỗi năm, trên thế giới có khoảng 15 triệu người bị đột quỵ, trong đó, gần 6 triệu người tử vong và 5 triệu người còn lại bị các di chứng nặng nề (bao gồm mất thị lực hoặc nói ngọng, tê liệt, lú lẫn). Tuy có sự khác biệt rất lớn giữa các quốc gia và khu vực, nhưng những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ đều giống nhau, trong đó bao gồm cả yếu tố ô nhiễm không khí.

>> Xem thêm: Ô nhiễm nước và biện pháp xử lý

Những hệ lụy nghiêm trọng

Tình trạng ô nhiễm không khí trên toàn cầu hiện nay chính là nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh mãn tính, khiến bệnh nhân phải nhập viện do ô nhiễm ngày càng gia tăng. Cụ thể, ô nhiễm không khí gây ra nhiều chứng bệnh như: hen suyễn, viêm phổi, bệnh tim, ung thư,… hay thậm chí là chứng mất trí nhớ.


Theo tổ chức LHQ cho biết trên thế giới hiện nay có khoảng 33 triệu trẻ em chết mỗi năm do ô nhiễm không khí, khoảng 1/3 trong số này chịu các căn bệnh liên quan như đau tim và đột quỵ. Trong đó, số người chết do ô nhiễm mỗi năm ở Trung Quốc là 1,4 triệu người, ở Ấn Độ là 645.000 người và Pakistan là 110.000 người. Còn trong một nghiên cứu khoa học mới đây được đăng tải trên tạp chí Nature, ô nhiễm không khí ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, khiến cho số người chết tăng dần theo mỗi năm. Và thậm chí con số này còn vượt qua cả tổng số người chết do HIV và bệnh sốt rét cộng lại.

Chủ đề cùng chuyên mục: