Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay:

+ Rác thải từ các khu công nghiệp, đô thị, .
+ Không khí từ hoạt động của các nhà máy tại các khu công nghiệp, hoạt động đô thị hoá và vấn đề ô nhiễm do hoạt động của các phương tiện giao thông.
+ Phân bón dùng trong nông nghiệp.
+ Nước thải, bùn thải nuôi thủy sản, chế biến thủy hải sản. Các vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường cũng đang diễn ra. Cần có biện pháp bảo vệ, ngăn ngừa, khắc phục để bảo vệ sức khỏe con ngƣời, tài nguyên sinh vật và sự phát triển bền vững.

>>> Xem thêm: Vấn đề ô nhiễm môi trường


Nguyên nhân ô nhiễm cụ thể từng môi trường:

1. Ô nhiễm không khí:


- Đốt nhiên liệu hóa thạch phục vụ cho sản xuất,..
- Khí thải và khói bụi công nghiệp từ các nhà máy, xí nghiệp,..
- Khói bụi từ các hoạt động nông nghiệp như đốt vườn, đốt rơm rạ sau canh tác,..
- Khí thải từ các động cơ giao thông, phương tiện giao thông,..
- Hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con người: đốt rác sinh hoạt, nấu nướng bằng bếp than, củi, xăng dầu, khí tự nhiên.

2. Ô nhiễm nước:


- Các chất thải chưa qua xử lý từ các nhà máy, xí nghiệp thải trực tiếp ra sông, hồ,..
- Nước thải từ hoạt động nông nghiệp: thuốc trừ sâu, phân bón,..
- Nước thải sinh hoạt (phân, nước thải, rác),..
- Chất thải khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, chất thải khu giết mổ, chế biến thực phẩm,..
- Khi dân số tăng quá nhanh và việc sử dụng nước sạch không hợp lý, không giữ vệ sinh môi trường sẽ làm cho nguồn nước ngày càng ô nhiễm.


3. Ô nhiễm đất:

- Do tập quán canh tác: Chăn nuôi không hợp vệ sinh, dùng phân chuồng bón cây,…
- Do hoạt động sản xuất nông nghiệp không hợp lý, sử dụng phân, thuốc trừ sâu quá mức dẫn đến đất bị ô nhiễm, bạc màu, hoang mạc hóa.
- Do chất thải công nghiệp không qua xử lí:
+ Thải trực tiếp vào môi trường đất.
+ Thải vào môi trường nước, môi trường không khí nhưng do quá trình vận chuyển, lắng đọng chúng di chuyển đến đất và gây ô nhiễm đất.
- Do thải trực tiếp lên mặt đất hoặc chôn lấp rác thải sinh hoạt.
- Do việc đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa và mạng lưới giao thông.

Ô nhiễm môi trường để lại nhiều hậu quả nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây ra các bệnh hiểm nghèo, tăng gánh nặng về y tế, gia tăng thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán,...), ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, sự cân bằng của hệ sinh thái, biến đổi khí hậu, suy giảm, cạn kiệt nguồn tài nguyên.... Nó còn gây thiệt hại cho nền kinh tế, mỹ quan đô thị bị giảm sút dẫn đến nền du lịch phát triển kém.

Bên cạnh đó mỗi một loại ô nhiễm còn có các hậu quả khác nhau.

Hậu quả theo từng loại ô nhiễm môi trường:

1. Môi trường không khí


- Mưa axít, thủng tầng ô zôn, tăng hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên, băng hai cực tan chảy nước biển dâng cao…
- Sinh ra các bệnh đường hô hấp, ung thư da…

2. Môi trường nước

- Hủy diệt các sinh vật sống trong nước.
- Gây hậu quả nghiêm trọng đến sự sống và sức khỏe con người.
- Gây thủy triều đỏ.
- Thiếu nước ngọt cho sinh hoạt.
- Ô nhiễm, cạn kiệt mạch nước ngầm.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân ô nhiễm đất ở VN


3. Môi trường đất

- Thực vật trồng trên đất ô nhiễm sẽ bị bệnh, con người ăn vào cũng sẽ bị nhiễm bệnh.
- Môi trường đất bị ô nhiễm dẫn đến ô nhiễm nguồn nước ngầm, thiếu nước dùng cho sinh hoạt.
- Gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
- Môi trường sống của nhiều loài động, thực vật bị thu hẹp.

Một số biện pháp để khắc phục hậu quả của ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường sau này:

- Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
- Tăng cường quản lí nhà nước, thể chế và pháp luật bảo vệ môi trường.
- Trồng cây xanh, trồng rừng tăng diện tích rừng phòng hộ.
- Xây dựng bể xử lí chất thải từ các khu dân cư, nhà máy.
- Xây dựng hệ thống hút bụi tại các khu công nghiệp.
- Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững các nguồn tài nguyên.
- Bảo tồn đa dạng sinh học.
- Tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ về bảo vệ môi trường.
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. - Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.

Chủ đề cùng chuyên mục: