Đầm Cù Mông là tên một vũng biển nhỏ ở thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên nơi có những quán hải sản tươi ngon như quán quan hai san gia re tai phu yen (Hải sản phước nguyệt), còn có tên khác là vũng Mồi, có diện tích khoảng 26,55km², dài nhưng hẹp, được bao bọc phía ngoài bởi khối núi Cù Mông chạy dài hơn 15km ra biển tạo nên bán đảo Cù Mông với nhiều phong cảnh đẹp mắt. Đầm Cù Mông là một trong những điểm tham quan du lịch Phú Yên mang vẻ đẹp lãng mạn, nên thơ pha chút trầm lắng của không khí miền biển, luôn làm đắm say nhiều du khách khi có dịp ghé đến. Nơi đây có một sức hút đặc biệt đến bất cứ ai yêu mến và nặng lòng với phong cảnh nước non hữu tình của tổ quốc.



Theo quốc lộ 1A từ Bắc vào Nam, qua khỏi đèo Cù Mông là đến đầm Cù Mông. Đầm Cù Mông có mặt nước yên lặng, hai bên bờ là những vạt cỏ mềm mại, những đầm đầy hoa dại mang vẻ đẹp tự nhiên. Đầm còn là nơi trú ngụ của nhiều loài hải sản quý hiếm như cá ngựa, sò đá, tôm hùm giống.

Đầm Cù Mông mang vẻ đẹp lãng mạn. Trong đầm có hòn Nần là một đảo nhỏ, đá lô nhô, không có cây cối rậm rạp, trên hòn Nần có một miếu thờ nhỏ, gọi là miếu Công thần. Đây là một di tích ghi công những nghĩa sĩ quân Nguyễn Ánh trong trận giao chiến với quân Tây Sơn. Miếu là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cư dân ven đầm.

Đầm Cù Mông vẫn được nhiều người ưu ái gọi với tên gọi thân thuộc là vũng Mồi. Cái tên giản dị nhưng là điểm nhấn tuyệt vời cho chuyến du lịch của bất cứ du khách nào khi đến Phú Yên nơi có những quán hải sản tươi ngon như quán quan hai san gia re tai phu yen (Hải sản phước nguyệt). Nếu có dịp về thăm mảnh đất này một khi nào đó, bạn đừng quên ghé thăm Đầm Cù Mông – nơi sở hữu những nét tinh khôi của một miền biển với bờ cát trắng mịn, vạt cỏ bay phất phơ trước gió và đâu đó là những câu chuyện, những giai thoại về lịch sử - con người nơi đây luôn có sức lôi cuốn đặc biệt đến người nghe.


Du thuyền dọc đầm Cù Mông, du khách có cảm giác thật thư thái, yên bình. Nước trong đầm xanh trong, lăn tăn sóng gợn. Cửa biển thông vào đầm được che chắn bởi hai mõm núi đá, ở mép cửa tây là Mom Ông (Cồn Nhàng), mép cửa đông và dãy núi cánh tay tạo thành vòng cung như vòng tay của mẹ (biển Đông) ôm lấy con nhỏ (đầm Cù Mông).

Dọc đầm Cù mông, những làng chài ven biển ẩn dưới hàng dừa xanh yên bình soi bóng. Dọc đầm Cù Mông, những cây cầu nên thơ bằng gỗ vắt ngang eo đầm (cầu Xuân Cảnh, Xuân Hải) và cây cầu Bình Phú hiện đại nối quốc lộ 1A với quốc lộ 1D giữa Phú Yên và Bình Định. Dọc đầm Cù Mông, thuyền ta ngang qua những cánh đồng muối trắng nổi tiếng ở Xuân Bình, Xuân Lộc; ngang qua những rặng dừa xanh làm nên một hình ảnh Sông Cầu, xứ dừa nổi tiếng sau Tam Quan, Bình Định... nơi có những quán hải sản tươi ngon như quán quan hai san gia re tai phu yen (Hải sản phước nguyệt).

Đầm Cù Mông gắn liền với truyền thuyết về chiếc bánh nậm của người dân trong vùng. Bánh nậm được làm từ bột gạo xay nhuyễn, “đăng” khô rồi bỏ vào xoong, nồi xáo cho dẻo lại. Sau đó dùng đũa hay muỗng xúc từng muỗng nhỏ trài lên miếng lá chuối tươi có kích thước 6x12cm, bên trên thêm nhân là đậu xanh, thịt băm hay tôm gói lại, đặt vào chõ hấp chín.

Tương truyền khi Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy sát đã lẩn trốn ở đây gặp muôn vàng khó khăn thiếu thốn. Lúc bấy giờ trong làng có bà Phạm thị đã làm những chiếc bánh nậm cứu đói cho tàn quân Nguyễn Ánh. Bà còn chỉ đường cho họ bỏ trốn, thoát khỏi sự truy bức của Tây Sơn. Sau này, khi lên ngôi vua, Nguyễn Ánh đã tìm đến để tạ ơn người đã cứu mình.

Với vẻ đẹp thiên nhiên như tranh vẽ và địa thế quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến cư dân quanh vùng trong việc phát triển kinh tế - xã hội cùng những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, đầm Cù Mông đang được ngành Văn hóa - Du lịch lập hồ sơ đề nghị công nhận danh thắng cấp quốc gia.

Xem thêm: https://www.phuocnguyetseafood.com/