Chiếc khóa dạng phéc mơ tuy vừa được kéo xuống, khẽ lách người qua cánh cửa hẹp để vào một trong sáu khu nhà lưới chúng tôi đã thấy đám ruồi lính đen to như những con tò vò bay là là dưới nền nhà hoặc bò lổm ngổm trên những tấm liếp.

Cơ duyên với ruồi lính đen

Chúng bám đen đặc ở khắp nơi nhưng nhiều nhất là ở dãy lá nho bằng nhựa được treo thành từng lớp như những… nhà nghỉ cho lũ côn trùng. Thấy ánh mắt có phần nghi ngại của chúng tôi, Th.S Nguyễn Văn Chí - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn Hà Nội - Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu, xây dựng mô hình ứng dụng ruồi lính đen xử lý chất thải nông nghiệp để tạo sinh khối có giá trị dinh dưỡng cao phục vụ trồng trọt và chăn nuôi”, cười: “Chúng không có vòi chích hút đâu và rất hiền lành”.


Quen anh đã lâu, từ hồi còn là Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội nên tôi biết tính anh ưa những cái mới nhưng tự bỏ tiền tỉ ra để thử nghiệm nuôi ruồi thì quả thật vẫn lạ. Anh kể: “Cách đây gần mươi năm, khi nghe ông Phạm Văn Bé ở Long An nuôi ruồi lính đen bằng nguồn chất thải chăn nuôi, phế phẩm nông sản bản thân tôi cũng không thấy hứng thú gì. Chuyện qua đi, tình cờ năm 2017 trong một cuộc nhậu ở TP.HCM tôi gặp tiến sĩ côn trùng học Trần Tấn Việt - nguyên Trưởng khoa Nông học, Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh và được ông giới thiệu ngày xưa sang tận Nhật học về cách nuôi ruồi thì bỗng nhớ lại. Tag: Cong ty diet con trung

Tôi hỏi: “Ngày xưa anh là người đầu tiên thử nghiệm nuôi ruồi ở Việt Nam mà vì sao không nhân rộng ra được?”. Anh ấy thú thật rằng: Hồi đó tôi chỉ tập trung nghiên cứu khoa học để xử lý môi trường là chính còn việc áp dụng sản phẩm của nghiên cứu để đưa ra thị trường thì còn hạn chế”.


Máu tò mò nổi lên khiến cho anh Chí đến tận Sở KH-CN Đồng Nai để tìm tài liệu cũ về đề tài nuôi ruồi cũng như đến nông trường thử nghiệm nuôi ruồi của anh Việt năm nào để hỏi han kỹ thuật. Càng đọc tài liệu con ruồi lại càng ám ảnh anh bởi nhiều lý do: Hà Nội có tổng đàn đại gia súc trên 160 nghìn con, lợn trên 1,6 triệu con, gia cầm gần 30 triệu con, lượng phân hàng ngày thải ra trên 9.000 tấn. Đây cũng là địa phương có nhiều làng nghề nhất với khoảng 1.350 làng, lượng chất thải và phế phụ phẩm trong chế biến nông sản rất lớn.

Việc tìm ra giải pháp xử lý các chất thải để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tạo ra nguồn nguyên liệu tái tạo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là một vấn đề lớn. Ruồi lính đen (Hermetia illucens) là một côn trùng có lợi, nó xử lý ô nhiễm môi trường và tái tạo ra sinh khối chất lượng cao là ấu trùng ruồi lính đen trưởng thành và phân của ấu trùng ruồi lính đen. Hơn thế đây là côn trùng bản địa sẵn có trong tự nhiên, không có vòi nên không biết chích hút vào hoa quả, không có hành vi bu lên thức ăn như các loài ruồi nhà, nói chung là khá an toàn. Tag: Cong ty diet chuot


Năm 2017 Sở NN-PTNT Hà Nội đã đặt hàng đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố. Do đây là loại côn trùng chưa có trong danh mục được Bộ NN-PTNT cho phép nuôi nên Sở gửi công văn lên Bộ xin nuôi thử nghiệm. Anh Chí đã có buổi thuyết trình tỉ mỉ để báo cáo trước Bộ trưởng và các lãnh đạo Cục Chăn nuôi, Trồng trọt, BVTV, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường về vấn đề này.

Tình cờ đúng lúc này Cty TNHH Entobel của Bỉ cũng đang có kế hoạch xin nuôi ruồi lính đen ở miền Nam theo dạng công nghiệp nên đề tài thử nghiệm nuôi ruồi của Hà Nội đã được Bộ NN-PTNT đồng ý.

Năm 2018 Hà Nội chưa bố trí kinh phí để triển khai đề tài này nhưng để có cơ sở ứng dụng nhanh tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất và nghiên cứu trước làm tiền đề tham gia, thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm của thành phố, Chủ nhiệm đề tài đã làm đơn đề nghị và được Giám đốc Sở NN-PTNT cho phép nghiên cứu bằng kinh phí cá nhân...

Đa tác dụng từ ruồi

Dưới sự tư vấn về kỹ thuật bẫy trứng ruồi ngoài tự nhiên của TS Trần Tấn Việt và nghiên cứu tình hình tại một trang trại ở xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, anh Chí cuối cùng cũng nghĩ ra cách làm bẫy trứng bằng cuốn các mảnh giấy hộp thùng carton có khe hẹp để cho ruồi đẻ trứng vào đó rồi đặt cách mặt hố từ 5 đến 10cm. Hàng ngày anh đều theo dõi, chờ ruồi lính đen xuất hiện và đẻ trứng. 10 ổ trứng thu được ấp và nuôi ấu trùng mới nở bằng cám lợn trộn với nước. Tag: Cong ty diet muoi


Nhiệt độ cao thì trứng nở nhanh còn ngược lại nở chậm, tỷ lệ nở không cao. Với mùa xuân, mùa hè và mùa thu, sau khoảng 2 ngày trứng nở ra ấu trùng non rồi bò xuống sinh khối dinh dưỡng trong khay và sinh trưởng, phát triển tại đó.

Thường thì 16 đến 18 ngày ấu trùng trưởng thành và dần chuyển hóa sang tiền nhộng. Chọn những con to, đều dành để làm giống còn những con nhỏ chuyển làm thương phẩm.

Sau này anh Chí đã nghĩ cải tiến cách thu trứng ruồi bằng việc xếp những mảnh gỗ lại tạo thành những khe, ruồi đẻ đặc những lớp trứng màu đặc sánh như kem chỉ việc gạt xuống là xong.

1.000m2 nhà trồng lan nuôi cấy mô được dẹp bỏ để dành cho việc nuôi ruồi với hai phân khu gồm 6 chuồng ruồi giống và 100m2 nuôi ruồi thương phẩm được trang bị máy phát điện, quạt hút gió làm mát lúc trời nóng, bóng sưởi lúc trời rét…, tổng chi phí hàng tỉ đồng.

Mọi việc được tiến hành rất thận trọng theo kiểu chậm mà chắc. Nhà lưới được làm trong nhà kính khép kín cho nên ruồi lính đen không thể bay ra ngoài được.

Ruồi lính đen hiền lành, không nhanh nhẹn như ruồi nhà nên dễ là đối tượng của côn trùng và động vật săn mồi. Bên dưới chuột khoét lỗ vào trại để ăn ruồi, bên trên hở cái là thằn lằn, chim chóc cũng tìm cách lao vào.

Ruồi thích màu xanh và vàng nên thường tìm những đồ vật có màu này để đậu vào. Con cái sống 5 - 7 ngày, con đực sống lâu hơn con cái 3 ngày.

Chưa có một loài động vật nào con người từng nuôi mà lại phát triển sinh khối nhanh như ruồi. Nếu như 1 tấn nguyên liệu đầu vào chỉ thu được vài chục kg giun quế thì với 1 tấn nguyên liệu đầu vào, với phân lợn sẽ thu được 333kg phân ấu trùng, 166kg ấu trùng ruồi; với phân gà thu được 316kg phân ấu trùng, 141kg ấu trùng ruồi; với rau củ quả thu được 291kg phân ấu trùng, 133kg ấu trùng ruồi; với phân bò thu được 450kg phân ấu trùng, 116kg ấu trùng ruồi.

Các loại nguyên liệu là phụ phẩm công nghiệp, 1 tấn bã đậu thu được 240kg phân ấu trùng, 190kg ấu trùng ruồi; bã bia thu được 210kg phân ấu trùng, 170kg ấu trùng ruồi.

Hiện nay trang trại Sen Trì đang sản xuất mỗi ngày khoảng 2 - 3 tạ ấu trùng làm thức ăn cho lợn, gà và lấy phân của ấu trùng bón cho các loại cây trồng. Nếu được phép thương mại hóa, theo anh Chí tổng chi phí sản xuất cho 1 tấn nguyên liệu xấp xỉ 4 triệu đồng sẽ đạt ấu trùng tươi: 190kg x 20.000 đồng/kg = 3.800.000 đồng; phân ấu trùng 240kg x 6.000 đồng/kg = 1.440.000 đồng, nên đem lại lợi nhuận ước khoảng 1,3 triệu đồng.

Nguồn: nongnghiep.vn/bai-phuc-mo-hinh-tu-minh-dau-tu-tien-ty-lap-trang-trai-nuoi-ruoi-linh-den-post232253.html

Chủ đề cùng chuyên mục: