Thuốc Pariet 20mg là một trong những nhóm thuốc được dùng trong điều trị các chứng bệnh về dạ dày rất hiệu quả. Để giúp bạn có thêm nhiều thông tin và hiểu biết về nhóm thuốc này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về Thuốc Pariet 20mg và tác dụng, liều dùng và những điều bạn cần lưu ý khi sử dụng Thuốc Pariet 20mg trong điều trị bệnh.

Thuốc Pariet 20mg chữa bệnh gì?
- Chữa trị các triệu chứng viêm loét dạ dày - tá tràng
- Chứng trào ngược dạ dày - thực quản
- Hội chứng Zollinger - Ellison
- Nhiếm khuẩn H.pylori gây loét dạ dày

Thành phần thuốc Pariet 20mg
Thuốc Pariet 20mg có thành phần chính là Rabeprazole Sodium, tồn tại dưới dạng viên bao tan trong ruột.

Rabeprazole Sodium là chất có tác dụng ức chế việc tiết acid dạ dày
Rabeprazole Sodium tác dụng chống loét, thắt môn vị


Trình bày/Đóng gói:
Pariet 20mg. Viên nén bao tan trong ruột 20 mg.1 × 14's.
Pariet 10mg. Viên nén bao tan trong ruột 10 mg. 1 × 14's.

Cách sử dụng thuốc Pariet 20mg
Liều lượng sử dụng Pariet:

  • Điều trị loét tá tràng hoạt động, dạ dày lành tính hoạt động: sử dụng 10 mg hay 20 mg/1 lần/ngày.
  • Điều trị trào ngược dạ dày thực quản: sử dụng 10 mg hay 20 mg/1 lần/ngày, trong 4-8 tuần. Điều trị duy trì dài hạn trào ngược dạ dày, thực quản: 10 mg hay 20 mg/1 lần/ngày, tùy đáp ứng.
  • Pariet 20 mg điều trị triệu chứng trong trào ngược dạ dày-thực quản từ trung bình-rất nặng: 10 mg/1 lần/ngày cho bệnh nhân không có viêm thực quản.
  • Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison: khởi đầu dùng 60 mg/ngày, sau đó có thể tăng đến 100 mg/1 lần/ngày hay 60 mg x 2 lần/ngày
  • Thuốc Pariet 20mg được điều trị hiệu quả trong khoảng thời gian từ 4 đến 12 tuần.



Một số nguyên nhân đau dạ dày phổ biến
Đây là một trong những bệnh rất nhiều người Việt mắc phải. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh dạ dày là do:

- Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): 80% người bệnh bị loét dạ dày là do sự ảnh hưởng của vi khuẩn HP, trong đó có 25% người đã nhiễm khuẩn HP nhưng chưa loét dạ dày cho đến khi các quý ông tạo môi trường sinh trưởng tốt cho chúng như hút thuốc lá, rượu bia nhiều…

- Lạm dụng thuốc Tây: kháng sinh liều cao có thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn có lợi cho dạ dày trong khi thuốc giảm đau cũng góp phần làm giảm lượng chất nhầy bảo vệ dạ dày.

- Stress: làm gia tăng tình trạng co bóp ở dạ dày, kích thích tăng tiết acid dịch vị, mất cân bằng độ PH và bào mòn niêm mạc dạ dày.

- Thuốc lá, bia rượu, chất kích thích: Nicotine trong khói thuốc làm tăng bài tiết acid dạ dày, cản trở sự phục hồi tổn thương của niêm mạc tế bào. Còn nồng độ cồn cao có trong bia rượu lại góp phần phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, giảm chức năng hấp thu các chất đồng thời bào mòn dạ dày…

- Thói quen sinh hoạt: ăn quá no hoặc quá đói, vừa ăn vừa đọc sách hoặc xem tivi, ăn quá khuya, sử dụng thực phẩm bẩn… cũng khiến dạ dày phải làm việc quá mức, dẫn đến tình trạng loét dạ dày.

Dấu hiệu, triệu chứng đau dạ dày
Nếu bạn mắc phải một trong những triệu chứng này, rất có thể bạn đã mắc bệnh đau dạ dày:
- Ăn không ngon, chướng bụng: do hệ tiêu hóa không ổn định.
- Ợ hơi, ợ chua: do lượng acid dư thừa đẩy ngược lên khoang miệng
- Buồn nôn: do thức ăn không được tiêu hóa sẽ bị đẩy ra ngoài.
- Xuất huyết dạ dày: xuất hiện khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng.
- Đau thượng vị và đau bụng: đau âm ỉ, nóng rát khó chịu… vùng thượng vị hoặc vùng bụng phía trên bên trái.
Xem thêm thuốc khác:
- Thuốc Sabril 500mg - Thuốc chống động kinh
- Thuốc chống trầm cảm Ludiomil 75mg