Để bé con sinh ra trắng trẻo, hồng hào và xinh đẹp, nhiều mẹ chọn ăn uống theo lời truyền của dân gian. Trong đó, mẹo bà bầu uống nước vối khá phổ biến. Mẹ nên tiếp nhận thông tin này thế nào? Liệu nước vối có thực sự hữu dụng?
Có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, cây vối là loại cây mọc nhiều ở miền nhiệt đới. Là, cành non và nụ của cây đều có thể được dùng để chế biến thành thuốc hoặc hãm trà uống hằng ngày. Theo các chuyên gia, lá và nụ vối chứa nhiều tanin, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, chưa kể lại có mùi thơm dễ chịu.
1/ Tốt cho hệ tiêu hóa mẹ bầu
Theo Đông y, lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp tăng cảm giác ngon miệng và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động. Chất đắng có trong thành phần thúc đẩy quá trình tiết dịch tiêu hóa, trong khi đó tanin lại giúp bảo vệ niêm mạc ruột,…
Đính kèm 25033
2/ Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ
Chứa hàm lượng polyphenol cao, khoảng 128mg/gram trọng lượng khô, và hoạt chất ức chế alpha-glucosidase, nụ vối có khả năng hạn chế tăng đường huyết sau khi ăn. Đồng thời, còn giúp ổn định đường huyết, giảm lipid máu, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
>>> xem thêm: siêu âm 3d4d
3/ Chống ô-xy hóa cho cơ thể
Rất nhiều nghiên cứu kết luận rằng nụ vối có khả năng tiêu diệt các gốc tự do, chống ô-xy hóa, từ đó giảm sự hình thành đục thủy tinh thể, bảo vệ sự tổn thương tế bào tuyến tụy, đồng thời phục hồi các men chống ô-xy hóa trong cơ thể.
4/ Thanh lọc cơ thể
Uống nước vối, đặc biệt vào mùa nóng, sẽ giúp thanh lọc, giải độc cho cơ thể nhanh chóng. Nước vối cung cấp một lượng lớn muối khoáng và vitamin cần thiết để phục hồi năng lượng bị mất do hoạt động, làm việc. Nhờ công hiệu giải nhiệt này, nước vối còn làm mát cơ thể, lợi tiểu và đào thải độc tố qua đường tiết niệu.
5/ Sát khuẩn cho làn da từ trong ra ngoài
Uống nước lá vối hằng ngày sẽ giúp da dẻ mẹ bầu thêm mịn màng, sạch mụn, đặc biệt thích hợp với làn da nhờn, da hỗn hợp hoặc nhiều mụn. Ngoài ra, dùng nước lá vối để tắm và gội đầu cũng rất tốt nhờ tính sát khuẩn của loại lá này.
6/ Bà bầu uống nước vối đúng cách?
Lá vối khô rửa sạch cho vào ấm, cho nước lạnh vào đun đến sôi rồi uống nóng hoặc uống lạnh. Nụ vối cũng được đun trong nước đến khi sôi hoặc hãm trong nước sôi như cách hãm trà xanh. Nước vối từ lá khô có màu đỏ nâu nhạt, còn hãm từ lá tươi có màu xanh như nước trà xanh. Khi uống nước vối có vị đắng nhẹ, hơi ngọt, hương thơm ngai ngái.
>>> tham khảo: siêu âm thai 15 tuần
bệnh viêm phụ khoa