Sau khi sinh con và cho con bú, các mô của tuyến vú thường bị biến dạng. Có người khi chưa có con, bộ ngực của họ rất đẹp, nhưng sau khi sinh lần đầu, bộ ngực bị biến dạng và teo nhỏ.

>>> Xem thêm: thẩm mỹ nâng ngực nội soi

>>> Xem thêm: nâng ngực qua đường nách

>>> Xem thêm: nâng ngực y line




Điều này xảy ra do các mô mỡ trong tuyến vú bị giảm thể tích trong thời gian mang bầu, dưới ảnh hưởng của các nội tiết tố (hormone), các tuyến sữa hoạt động tối đa để tạo sữa, do lượng sữa quá nhiều gây chèn ép lên các mô mỡ, làm giảm khối lượng mô mỡ. Mặt khác, trong thời kỳ cho con bú lâu dài, thường kéo dài hàng năm trời, động tác vắt sữa cho con bú vô tình đã tạo ra một lực xoa bóp mạnh thường xuyên lên các mô mỡ và các tuyến vú. Các lực tác động trên đã tạo ra một sự xoa bóp (massage) thường xuyên lên bầu vú, khiến các mô bị nhồi ép liên tục, hậu qủa là các mô liên kết và các mô nâng đỡ cho bầu ngực bị phá vỡ, cuối cùng ngực bị chảy xệ.

Ngoài ra, ở một số bà mẹ sinh con đầu lòng do các người thân thiếu hiểu biết hướng dẫn, nên đã có hành động xoa bóp tuyến vú một cách không cần thiết nhằm mục đích tăng lượng sữa cho con bú. Đây cũng là một hành động làm xấu đi bộ ngực của nhiều phụ nữ sau khi sinh con vì mô nâng đỡ bị làm cho mềm đi, nên không còn tác dụng nâng đỡ nữa. Một số phụ nữ Tây do da và các mô liên kết ở vùng ngực bị nhão sớm nên mặc dù chưa sinh con nhưng đôi khi ngực vẫn bị xệ.

Để phục hồi nét thẩm mỹ cho bộ ngực, các nhà phẫu thuật thẩm mỹ ngực đã nghĩ ra nhiều phương cách để nâng bộ ngực lên nhằm đem lại nét thanh xuân cho bộ ngực và tạo lại vóc dáng cho một thân hình phụ nữ đang còn căng tràn nhựa sống. Kỹ thuật nâng ngực có nhiều kiểu khác nhau, tùy thuộc vào độ xệ của ngực.

Nếu ngực chị bị xệ ít thôi (độ một), ngực sẽ được nâng lên bằng cách lấy đi một khoảng da hình lưỡi liềm (croaissant) ở vùng trên sát quầng vú. Khi khâu da lại, đầu ngực (núm vú và quầng ngực) sẽ được nâng lên. Các kỹ thuật khác dành cho ngực bị xệ nhiều, như thu gọn da thừa của phần dưới núm vú của ngực.

Các vết cắt da sẽ tùy theo kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật, tùy theo độ dãn của da, để hoạch định một phương án cắt da thừa. Dựa theo đó người ta chia ra vết cắt có đường rạch thẳng từ núm vú đi xuống (Vertical technique) hoặc vết cắt hình chữ T ngược (Inverse T), vết cắt xéo (J incision technique). Các kỹ thuật này luôn đi kèm với việc dời núm vú và quầng vú lên trên vị trí mới cao hơn vị trí cũ từ 2 đến 4cm.

Ngoài ra, một số kỹ thuật nâng ngực khác như: kỹ thuật nâng ngực nội soi dành cho các bộ ngực còn khá căng, nhưng cả bầu vú đã có dấu hiệu di chuyển xuống một vị trí thấp hơn vị trí ngày xưa, do da ít nhiều bị nhão. Kỹ thuật này sẽ dùng một lỗ nhỏ khoảng 2cm rạch dưới ngực, từ đó tách hẳn bộ ngực ra khỏi cơ ngực lớn, sau đó dùng chỉ đính lại vị trí của bộ ngực lên một vị trí cao hơn trên cơ ngực lớn.

Kỹ thuật này có lợi ngay trước mắt vì không để lại dấu vết sau mổ, nhưng chỉ dành riêng cho ngực không bị nhão. Do sự phát triển của cách dùng chỉ luồn dưới da, một số chuyên gia còn dùng chỉ để kéo ngực lên và đính vào các điểm cố định như màng xương (perioste) của xương đòn (Serdev suture).

Một số kỹ thuật khác nâng ngực bằng cách căng da từ đường nách. Các kỹ thuật nâng ngực luôn đòi hỏi các bác sĩ phẫu thuật một kinh nghiệm và kiến thức đã học qua trường lớp nhất định, không phải bất cứ bác sĩ nào đặt túi ngực cũng có thể nâng ngực được.

Trên thực tế khi chưa có đủ kinh nghiệm hay kiến thức về kỹ thuật nâng ngực xệ, các cuộc phẫu thuật nâng ngực luôn để lại các dấu tích mất thẩm mỹ, không tạo được sự hài lòng cho bệnh nhân. Nếu không nắm chắc một kỹ thuật vững vàng, các biến chứng sau mổ thường gặp là: sẹo xấu, vết cắt không đúng vị trí, quầng ngực không tròn, hai ngực không cân xứng, vết thương bị hở…