Bà bầu đau bụng trên khi mang thai do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên nếu biết cách khắc phục, mẹ sẽ hạn chế được những cơn đau này hiệu quả
1. Chọn thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe của mẹ bầu, đặc biệt là hạn chế tình trạng táo bón trong quá trình mang thai. Những thực phẩm chứa nhiều chất xơ như súp lơ, các loại đậu, bí ngô, atiso,… sẽ cung cấp đầy đủ lượng chất xơ cần thiết cho nhu cầu tiêu hóa của mẹ, ngăn ngừa táo bón – một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng bà bầu đau bụng trên.
2. Uống nhiều nước
Trong giai đoạn thai kỳ, điều quan trọng nhất là mẹ không được để xảy ra tình trạng mất nước. Nếu mất nước, cơ thể mẹ sẽ không thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, đồng thời dễ dẫn đến hiện tượng táo bón khi mang thai, gián tiếp khiến bà bầu đau bụng trên dữ dội.
Việc uống nhiều nước sẽ giúp lợi tiểu, hạn chế được nguy cơ khó tiêu ở mẹ bầu. Ngoài nước lọc, bà bầu uống nước dừa, nước mía cũng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều.
3. Chia nhỏ bữa ăn
Chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày trong giai đoạn thai kì rất quan trọng. Bà bầu bị đau bụng trên có thể do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp. Thay vì ăn những bữa chính như bình thường, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn của mình ra thành nhiều bữa như các bữa phụ để việc tiêu hóa được tốt hơn.
Đính kèm 1635
>>>xem thêm: siêu âm thai kỳ
4. Tập thể dục thường xuyên, điều độ
Tập thể dục thường xuyên và điều độ với những bài tập đơn giản sẽ hạn chế tối đa nguy cơ bà bầu đau bụng trên. Chẳng hạn như mẹ có thể nằm và nâng cao một chân lên. Bài tập đơn giản này sẽ giúp máu lưu thông và giảm nguy cơ phù nề rất cao.
Bà bầu cũng cần chú ý không nên ngồi hay đứng quá lâu. Thay vào đó nên thường xuyên đi lại hoặc vận động cơ thể nhẹ nhàng để tạo sự thoải mái cho cơ thể, cũng như làm giảm những căng thẳng. Mẹ cần chú ý thêm rằng khi thức dậy, nên nghiêng người sang một bên, dùng tay làm điểm tựa và dậy từ từ. Đây là mẹo hữu ích nhằm giảm áp lực cho cơ bụng dưới của mẹ.
5. Bà bầu đau bụng trên thường xuyên cần giữ ấm cho cơ thể
Khi những cơn đau dữ dội xảy ra, mẹ có thể ngồi xuống một lúc, dùng túi nước ấm để chườm ấm cho vùng bụng bị đau. Khi tắm, mẹ hãy tắm bằng nước ấm để giữ ấm cho cơ thể. Hoặc mẹ có thể sử dụng một miếng đệm nóng làm ấm lưng để làm giảm những cơn đau lưng trong thai kỳ. Ngoài ra, việc dùng gạo hoặc ngải cứu thái nhỏ rang lên cho cùng một ít muối vào và bỏ hỗn hợp này vào một chiếc tất buộc lại cũng là cách hiệu quả để tạo ra một tấm đệm ấm giữ ấm cho mẹ. Những cách làm ấm này đều có thể làm giảm những cơn đau đi vài phần.
Những mẹo trên đều rất hữu hiệu để “giải tỏa” những cơn đau bụng trên. Tuy nhiên, nếu trường hợp bà bầu đau bụng trên với những cơn đau kéo dài đi kèm những triệu chứng bất thường khác, tốt hơn hết mẹ nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn chữa trị kịp thời.
6. Nghỉ ngơi, thư giãn
Giai đoạn này mẹ sẽ dễ căng thẳng và lo âu vì nhiều vấn đề liên quan đến sự thay đổi của tâm, sinh lý. Những căng thẳng này chính là nhân tố tiềm ẩn làm mẹ gặp nhiều vấn đề liên quan đến bụng, đặc biệt là đau bụng trên khi mang thai. Mẹ nên giữ tâm lý thoải mái và bình tĩnh nhất có thể, không chỉ cho sức khỏe của mình mà cả cho con yêu nữa nhé.
Khi những cơn đau dữ dội xảy ra đối với bà bầu đau bụng trên, mẹ có thể ngồi xuống một lúc, dùng túi nước ấm để chườm ấm cho vùng bụng bị đau. Khi tắm, mẹ hãy tắm bằng nước ấm để giữ ấm cho cơ thể.
Ngoài ra, massage cũng được xem là một trong những cách thư giãn đơn giản và nhẹ nhàng giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe, tuần hoàn máu tốt, giảm được các triệu chứng nhức mỏi, hay “đánh bật” những nguyên nhân gián tiếp gây nên những cơn đau bụng trên. Mẹ có thể nhờ người thân hoặc chính anh xã massage nhẹ nhàng cho cơ thể mỗi ngày.
Để được tư vấn gói dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Bảo Sơn, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.
>>> tham khảo: siêu âm thai 19 tuần tuổi
dịch vụ đẻ ko đau