Tính tới thời điểm này, đã có 15 trường hợp tử vong do SXH. Trong đó TP Hồ Chí Minh có 7 trường hợp tử vong (5 bệnh nhân là người lớn, 2 bệnh nhân ở độ tuổi thiếu niên). Một trong những nguyên nhân tử vong được ghi nhận là đến bệnh viện trễ.

Bài cuối: Sàng lọc tốt, tránh quá tải, giảm thiểu tử vong

Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tại cuộc họp với ngành Y tế phía Nam vừa qua trước tình hình diễn tiến phức tạp của dịch sốt xuất huyết (SXH). Do số bệnh nhân (SXH) gần đây tiếp tục tăng cao nên nhiều bệnh viện (BV) tại TP Hồ Chí Minh quá tải. Trong đó, nhiều trường hợp tử vong do đến BV khi bệnh đã nặng, hoặc chủ quan coi thường căn bệnh.

Nếu như trong tháng 7, cuộc họp khẩn của Bộ Y tế tại các phía Nam ghi nhận, số ca mắc SXH liên tục gia tăng so với cùng kì của năm 2018, các Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng thành phố và Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới đều quá tải; bước sang tháng 8-2019, số liệu thống kê mới nhất của Bộ Y tế, hiện đang vào cao điểm của dịch SXH, số ca mắc mới ghi nhận khoảng từ 5.000 - 10.000 ca bệnh/tuần. Số trường hợp tử vong đã lên 15 trường hợp.

Trong đó, nếu chỉ tính riêng từ 18-6 đến 18-7, cả nước đã có ghi nhận 25.000 trường hợp mắc SXH, 7 ca tử vong tại Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang và Bình Thuận vì bệnh SXH. Số mắc tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ và tăng nhanh tại các tỉnh, TP khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Nam bộ. Tag: diet con trung tai nha

Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP Hồ Chí Minh, trong tháng 7-2019, số ca (SXH) trên địa bàn thành phố là 6.456 ca, tăng 123% so với tháng 6, trong đó có 3.696 ca nội trú và 2.760 ca ngoại trú. Tăng 160% so với cùng kỳ năm 2018.


Theo ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), trước dự báo dịch bệnh SXH vẫn còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới, thì nguy cơ quá tải bệnh viện là rất cao.

Hiện một số bệnh viện tuyến cuối trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đều đang ở trong tình trạng báo động. Như tại Bệnh viện Nhi đồng 2, thực kê chỉ có 1.924 giường nhưng hiện nay đã có 2.034 bệnh nhân đang nằm nội trú điều trị; còn tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, số chênh lệch giữa giường bệnh và bệnh nhân đã hơn 130 người.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến quá tải ở một số bệnh viện, theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến là việc lơ là trong việc sàng lọc và phân loại bệnh, để bệnh nhân SXH giai đoạn nặng nằm lẫn với bệnh nhân nhẹ và bệnh nhân mắc các bệnh khác. Nơi ngồi đợi khám bệnh cũng không được phân khu rõ ràng, người đến khám các loại bệnh đều ngồi chung với nhau.

Bên cạnh đó, hiện nay chỉ có 5 đến 10% bệnh nhân nặng đã hoặc sắp vào sốc SXH, còn lại là những bệnh nhân thể nhẹ và hoàn toàn có thể theo dõi, điều trị ở các cơ sở y tế tuyến dưới như bệnh viện vệ tinh, bệnh viện tuyến quận, huyện. Tuy nhiên, vì phân loại bệnh không tốt, nên một số bệnh viện đều tiếp nhận tất cả bệnh nhân làm cho tình trạng lây nhiễm chéo giữa bệnh nhân nặng và bệnh nhẹ với nhau.

Tính tới thời điểm này, đã có 15 trường hợp tử vong do SXH. Trong đó TP Hồ Chí Minh có 7 trường hợp tử vong (5 bệnh nhân là người lớn, 2 bệnh nhân ở độ tuổi thiếu niên). Một trong những nguyên nhân tử vong được ghi nhận là đến bệnh viện trễ.

Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh (CDC) cũng cho biết, năm 2019, người lớn mắc bệnh SXH nhiều nhưng nhiều ca có tâm lý chủ quan, không đi khám bệnh, khibệnh trở nặng, dễ nguy hiểm đến tính mạng. Tag: diet moi tai nha gia re

Trước tình hình quá tải ở một số bệnh viện, Bộ trưởng Y tế yêu cầu các BV và Bác sĩ tập trung nâng cao chuyên môn để nhận định chính xác tình trạng bệnh của bệnh nhân SXH, đặc biệt lưu ý đối với những bệnh nhân đã có sẵn bệnh nền, tránh việc xử trí trễ khiến bệnh nhân tử vong. Đồng thời yêu cầu các bệnh viện phải khắc phục ngay tình trạng quá tải, không thể cứ bao nhiêu bệnh nhân vào cũng nhận trong đó, “không thể để bệnh nhân chết”, Bộ trưởng Kim Tiến nhấn mạnh.

Theo chỉ đạo mới nhất của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã làm văn bản gửi UBND 24 Q/H trên địa bàn thành phố chỉ đạo Trung tâm Y tế và Phòng Y tế xây dựng kế hoạch “Kiểm soát điểm nguy cơ gây dịch SXH” tại Q/H theo hướng dẫn của Trung tâm y yế dự phòng; Các ban, ngành, đoàn thể cần quyết liệt tham gia vào công tác phòng, chống dịch bệnh SXH, thống nhất quan điểm: “Nguy cơ gây dịch SXH luôn hiện hữu ở mọi nơi vì vậy việc chủ động phòng chống SXH là việc làm thường xuyên của mọi cá nhân, tổ chức”.

Cần đẩy mạnh việc lồng ghép các hoạt động vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh vào các hoạt động khác, như đưa tiêu chí “không có lăng quăng và côn trùng truyền bệnh” vào nội dung kiểm tra vệ sinh của nhà hàng, khách sạn, quán ăn.

Không để tồn tại các vật chứa nước có khả năng phát sinh lăng quăng tại nơi công cộng như công viên, trụ sở làm việc… Sẽ xử lý nghiêm đối với các cá nhân, tổ chức, chủ các điểm nguy cơ cố tình không thực hiện các hướng dẫn phòng chống SXH, tạo điều kiện để dịch bệnh lây lan tại địa phương.

Sở Y tế cũng chỉ đạo tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh SXH đối với các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố. Trung tâm Y tế dự phòng thành phố tổ chức tập huấn công tác giám sát bệnh nhân, giám sát côn trùng, kỹ thuật phun hoá chất, diệt lăng quăng, xử lý ổ dịch. Tag: diet con trung co quan xi nghiep

Thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát chỉ đạo phòng SXH tại các điểm nóng, các khu vực có nguy cơ cao, hỗ trợ tuyến dưới trong công tác phòng chống dịch; đồng thời phối hợp với BV Nhi đồng1, Nhi đồng 2, BV Bệnh nhiệt đới tổ chức tập huấn nang cao năng lực bác sĩ, điều dưỡng ở các cơ sở y tế về chẩn đoán, điều trị SXH theo hướng dẫn của Bộ Y tế; các cơ sở y tế cũng chủ động phối hợp với phòng chức năng của Sở Thông tin và cơ quan truyền thông, triển khai các hoạt động tuyên truyền phù hợp để người dân hưởng ứng tích cực các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân và cộng đồng, cụ thể như: đậy kín không cho muỗi vào đẻ trứng, thả cá 7 màu diệt lăng quăng vào dụng cụ chứa nước, lật úp các dụng cụ không dùng nhưng có khả năng chứanước, bỏ muối hoặc dầu vào chén kê kệ, thường xuyên thay nước bình hoa, thu dọn các vật phế thải dễ gây đọng nước ở quanh nhà…

Đối với các cơ sở khám chữa bệnh công và tư, cần tổ chức tốt việc thu dung, điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do SXH đặc biệt tại các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, tránh tình trạng bệnh nhân không được tư vấn, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời, dẫn đến tình trạng khi nhập viện thì đã năng, nguy cơ tử vong cao. Đặc biệt, thông tin ca bệnh SXH cần được nhập liệu chính xác, đầy đủ, kịp thời đúng theo qui định của Bộ Y tế.

Nguồn: cand.com.vn/y-te/nhung-dien-bien-bat-thuong-cua-benh-sot-xuat-huyet-bai-cuoi-557276/