Sốt xuất huyết (SXH) đang diễn biến rất phức tạp, riêng Hà Nội đã ghi nhận hơn 2.000 ca mắc từ đầu năm đến nay. Sau đây là những lưu ý xung quanh việc phòng ngừa và điều trị bệnh SXH.

Dễ nhầm với sốt phát ban

Theo TS Nguyễn Văn Lâm - Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi T.Ư, với các đặc điểm sốt kèm đau nhức cơ, đau đầu, phát ban... có thể nhận ra hầu như SXH rất giống với các dạng sốt siêu vi hay sốt phát ban lành tính khác. Để phân biệt được bệnh cần theo dõi triệu chứng và các dấu hiệu đặc biệt.

Sốt phát ban: Sốt cao nhưng là sốt từng cơn, kèm theo các triệu chứng viêm hô hấp trên như ho, chảy nước mũi, đau họng... Ban trong sốt phát ban sẽ biến mất nhanh sau khi căng da. Nếu ban còn hoặc mất rất chậm thì có thể là SXH.

Sốt siêu vi: Có triệu chứng tương tự, với các biểu hiện sốt cao kèm viêm hô hấp trên, đau nhức toàn thân, có thể có hoặc không có phát ban. Cách tốt nhất để phân biệt các loại sốt này là đến cơ sở y tế để được xét nghiệm máu. Công thức máu trong bệnh SXH sẽ thấy bạch cầu, tiểu cầu giảm, xét nghiệm kháng nguyên dương tính. Còn các sốt còn lại hầu như công thức máu bình thường, kháng nguyên SXH âm tính. Tag: diet con trung tai nha

Không được cạo gió, xông hơi

TS Nguyễn Văn Lâm cho biết, phương pháp cạo gió, xông hơi có thể có hiệu quả với bệnh nhân bị cúm hoặc cảm thông thường. Tuy nhiên, khi bị SXH, bệnh nhân sẽ bị yếu thành mạch và giảm tiểu cầu. Do vậy, nếu người bệnh được cạo gió thì sẽ làm tăng sự xuất huyết dưới da, các thành mạch sẽ bị vỡ và tiểu cầu giảm, bệnh nhân bị chảy máu dưới da rất nhiều. Vì vậy, khi bị SXH, người bệnh không được cạo gió.


Còn phương pháp xông hơi, cũng không nên sử dụng, bởi nó không những không có tác dụng gì với bệnh SXH mà còn làm giãn mạch, chảy máu mũi.

Ngoài ra, bệnh nhân khi mắc bệnh SXH tránh tự ý điều trị, truyền dịch tại nhà, đặc biệt cần tránh hai loại thuốc hạ sốt là Aspirin và Ibuprofen vì có khả năng gây xuất huyết trầm trọng hơn.

Mắc rồi vẫn có thể mắc lại

Bệnh SXH Dengue là bệnh nhiễm virus Dengue cấp tính do muỗi truyền và có thể gây thành dịch lớn. Bệnh có 4 týp huyết thanh được ký hiệu là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4, được truyền từ người bệnh sang người lành qua trung gian của vết muỗi vằn đốt. Tag: diet moi tai nha gia re

Từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn khi chưa có miễn dịch SXH đều có thể bị mắc bệnh. Việc xác định týp virus Dengue gây bệnh SXH là một thông tin cần thiết bác sĩ nên cung cấp cho người bệnh. Đồng thời khuyến cáo bệnh nhân mặc dù cơ thể có tính miễn dịch đối với týp virus Dengue này sau khi bị mắc bệnh nhưng nếu không thực hiện tốt những biện pháp phòng bệnh thì có thể bị mắc bệnh các lần sau đó do bị nhiễm týp virus Dengue khác.

Mỗi người có thể mắc SXH tới 4 lần bởi các týp virus khác nhau, mức độ mắc bệnh lần sau bao giờ cũng nặng hơn lần trước với nhiều nguy cơ bị thể bệnh lâm sàng sốc SXH đe dọa đến tính mạng.

Dinh dưỡng cho người bị sốt xuất huyết

Đối với trẻ em, theo TS Nguyễn Văn Lâm, khi bị sốt, rất dễ mất năng lượng và giảm cung cấp dinh dưỡng do ăn uống kém, chán ăn, vì vậy cần cho bé ăn những thức ăn lỏng và mềm như cháo, súp vừa giàu dinh dưỡng lại dễ hấp thu, có thể uống thêm sữa. Đặc biệt với trẻ em bị SXH, sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất, nếu trẻ còn bú mẹ thì nên tiếp tục cho con bú.

Bên cạnh đó, tích cực bổ sung các món ăn giàu chất đạm từ trứng, thịt, sữa… thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm (thịt bò, gà…) tăng sức đề kháng chống lại bệnh SXH. Không nên cho trẻ ăn những loại thức ăn nhiều mỡ béo, các thực phẩm xào rán, có gia vị chua cay vì chúng thường gây khó tiêu. Tag: diet con trung co quan xi nghiep

Quan trọng nhất là bù nước, vì khi sốt, cơ thể dễ mất nước và bị sốc do giảm thể tích máu, bệnh trở nặng rất nhanh. Người mắc SXH nên uống các loại nước như nước sôi để nguội, nước suối, nước quả ép như cam, bưởi, nước chanh, nước dừa... vì chúng chứa nhiều khoáng chất và vitamin C tăng cường sức đề kháng, giúp thành mạch bền tốt hơn sẽ làm tình trạng bệnh giảm đi.

Nếu bệnh nhân nôn khi uống, cần cho uống lượng nhỏ, uống từ từ và nhiều lần. Trong lúc bị bệnh, không nên cho người bệnh ăn hoặc uống thực phẩm sẫm màu như đỏ, nâu, đen. Mục đích là để không bị nhầm lẫn, có thể nhận biết dễ dàng bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày trong quá trình nôn ói hay không.

Chưa có vaccine phòng ngừa SXH, mỗi người dân cần có ý thức phòng chống cho chính mình, người thân và cộng đồng. Với phương châm không có bọ gậy, lăng quăng, không có muỗi thì không có SXH. Chính vì thế, loại bỏ nơi đẻ trứng và trú ẩn của muỗi và diệt bọ gậy là điều đầu tiên cần làm.

Nguồn: kinhtedothi.vn/nhung-luu-y-ve-phong-ngua-va-dieu-tri-sot-xuat-huyet-350330.html