Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng đã ký và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).
– Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có.
- Cụm từ "hai tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có)" và " nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có" có ý nghĩa thế nào?
Thứ nhất, cụm từ “hai tháng lương cộng với phụ cấp (nếu có)” trong đoạn trích của bạn nêu trên tại khoản 1_Điều 42 Bộ luật lao động sẽ được hiểu như sau: khi người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật với người lao động thì chủ sử dụng lao động phải nhận người lao động lại làm việc, bên cạnh đó phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền bao gồm: tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho người lao động trong những ngày người lao động phải nghỉ việc do chủ sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật cộng thêm một khoản tiền nữa tương ứng với hai tháng tiền lương và phụ cấp (nếu có).

Thứ hai, câu hỏi về cụm từ “nửa tháng lương cộng với phụ cấp lương (nếu có)” trong đoạn trích của bạn nêu trên tại khoản 1_Điều 48 BLLĐ chính là cách hỏi về phương pháp tính trợ cấp thôi việc. Điều đó được hiểu cụ thể hóa qua công thức như sau:

Tiền trợ cấp thôi việc = Số năm được tính hưởng trợ cấp thôi việc x Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc x 1/2

Trong đó:

- Số năm được tính hưởng trợ cấp thôi việc (được tính theo năm) được xác định là tổng thời gian người lao động làm việc liên tục cho người sử dụng lao động đó được tính từ khi bắt đầu làm việc đến khi người lao động bị mất việc làm, trừ đi thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 41 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp. Trường hợp tổng thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động có tháng lẻ (kể cả trường hợp người lao động có thời gian làm việc cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên nhưng tổng thời gian làm việc tính trợ cấp mất việc làm dưới 12 tháng) thì được làm tròn như sau:

+ Dưới 01 (một) tháng không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm;

+ Từ đủ 01 (một) tháng đến dưới 06 (sáu) tháng được làm tròn thành 06 (sáu) tháng làm việc để hưởng trợ cấp mất việc làm bằng 1/2 (nửa) tháng lương;

+ Từ đủ 06 (sáu) tháng trở lên được làm tròn thành 01 (một) năm làm việc để hưởng trợ cấp mất việc làm bằng 01 (một) tháng lương.

- Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 06 tháng liền kề của người lao động trước khi bị mất việc làm, bao gồm: tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).

- 1/2 (một nửa) là một nửa tháng lương cho mỗi năm làm việc.

- Mức trợ cấp việc làm thấp nhất bằng 02 (hai) tháng lương, trừ trường hợp thời gian để tính trợ cấp mất việc làm của người lao động làm dưới 01 (một) tháng.
Xem thêm: thành lập công ty.

Chủ đề cùng chuyên mục: