Khi sử dụng các thiết bị điện lạnh trong gia đình đều cần phải có chế độ bảo dưỡng định kỳ để tránh tình trạng hỏng hóc nghiêm trọng giúp tiết kiệm chi phí và đồng thời tăng độ bền cho thiết bị.

Dưới đây là các bước bảo dưỡng điều hòa định kỳ bạn có thể tự làm nếu có chút hiểu biết về thiết bị hoặc khi bạn gọi thợ sửa điều hòa đến bảo dưỡng:

1. Rửa sạch lưới lọc không khí

Bạn tháo mặt máy dàn lạnh, rút lưới ra rồi để lưới lọc ở dưới máy nước và phun rửa sạch. Sau đó bạn vẩy khô rồi cắm vào mặt máy lắp lại. Lưới lọc không khí rất dễ bám bụi nên bạn phải vệ sinh nó 2 tuần 1 lần.

2. Vệ sinh dàn nóng

Dàn nóng thường đặt ngoài trời, ít được che chắn nên dễ bị bụi bẩn, nếu bạn không vệ sinh định kỳ chúng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của quạt và block điều hòa.

Vệ sinh dàn nóng có thể bạn cần đến sự hỗ trợ của thợ bảo dưỡng điều hòa vì sẽ cần một máy bơm nước tạo áp lực mạnh xịt rửa các bộ phận, rồi làm khô cục nóng. Nếu có thể, bạn nên có các biện pháp che chắn, bảo vệ cục nóng để hạn chế bụi bẩn và tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào dàn nóng làm giảm độ bền của nó.

3. Vệ sinh dàn lạnh

Vệ sinh dàn lạnh cũng để làm sạch bụi bẩn và vì dàn lạnh nằm trong phòng nên nếu để mất vệ sinh nó sẽ thổi ra không khí có mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của gia đình bạn.

Vệ sinh dàn lạnh bằng cách dùng bơm áp lực phun nước trực tiếp vào dàn lạnh, phun từ từ lên dàn và quạt dàn lạnh đến khi thấy hết bẩn. Bạn có thể dùng các chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch bụi bẩn và khử mùi hôi. Sau đó, bạn làm khô dàn lạnh rồi lắp đúng vị trí.

4. Chạy thử điều hòa

Sau khi bảo dưỡng, bạn cần chạy thử điều hòa để kiểm tra lại hoạt động của máy. Khi chạy thử, phải chú ý đến tiếng kêu của động cơ, tiếng va đập, có mùi hôi hay không…

Nếu bạn nhờ nhân viên bảo dưỡng điều hòa đến bảo dưỡng thì trong quá trình chạy thử, họ sẽ kiểm tra lượng gas trong máy. Gas là một yếu tố rất quan trọng trong các thiết bị làm lạnh nói chung cũng như điều hòa nói riêng. Nếu điều hòa thiếu gas nó sẽ hoạt động không đúng điện áp thiết kế, khiến quá trình làm nóng, làm lạnh lâu hơn, không sâu và tốn điện.