Dịch vụ tập vật lý – Phục hồi chức năng sau gãy xương cẳng chân: Tại sao khi gãy xương cẳng chân phải tập vật lý trị liệu sau gãy chân để lấy lại chức năng vận động của chân?

Trong cuộc sống hàng ngày vì một lý do nào đó mà chúng ta gặp phải chấn thương dẫn đến gãy xương cẳng chân là một điều không ai muốn.

Những chấn thương dẫn đến gãy xương thường gặp hàng ngày là chơi thể thao, tai nạn lao động hoặc trong sinh hoạt… dẫn đến gãy xương cẳng chân.

Trong trường hợp gãy xương cẳng chân hay gặp là gãy một xương hoặc gãy cả hai xương (xương chày và xương mác)

Điều trị phục hồi chức năng tập vật lý trị liệu sau gãy tay cho bệnh nhân sau phẫu thuật bắt đinh nội tủy là vô cùng quan trọng và cần thiết, vì sau chấn thương bệnh rất đa dạng và phức tạp.

Sau khi bị gãy xương sẽ gây ra hiện tượng cứng khớp, teo cơ, giảm chức năng vận động do các khớp xương của bệnh nhân trải qua một thời gian dài bất động bằng bó bột hoặc bắt nẹp chỉnh hình.

Do đó việc hỗ trợ tập vật lý trị liệu giúp tăng tuần hoàn máu, tăng chuyển hóa, giãn cơ, giảm đau, sớm phục hồi chức năng vận động…

Điều trị và Tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng sau gãy chân:
– Có hai dạng điều trị : điều trị bảo tồn không phẫu thuật như gãy xương mác.

Điều trị phải phẫu thuật: gãy xương chày hoặc gãy cả hai xương hoàn toàn.

– Điều trị tạo điều kiện tốt nhất cho tiến trình liền xương, phục hồi cơ.

– Giảm sưng nề, giảm đau, chống rối loạn tuần hoàn,dính khớp.

– Duy trì tầm vận động khớp, ngừa teo cơ.

– Phục hồi chức năng lấy lại dáng đi lúc ban đầu của chân sau bất động

Phương pháp phục hồi chức năng tập vật lý trị liệu sau gãy chân:
Thường bệnh nhân sẽ bất động sau phẫu thuật vì sợ đau, nhiều trường hợp sẽ phải bó bột vì kết xương không vững. Nếu bệnh nhân bị bó bột tăng cường sau phẫu thuật thì tập luyện như bệnh nhân điều trị bảo tồn. Nếu bệnh nhân kết xương vững thì điều trị tập luyện như sau:

Tuần đầu tiên:
Nhiệt trị liệu: chườm lạnh ngắt quãng, ngày chườm 3-5 lần. Mỗi lần 10-20 phút. Sẽ giúp giảm phù nề, giảm đau và tăng cường dinh dưỡng cho cơ
Tập luyện cơ: tập gồng cơ tứ đầu đùi, gồng cơ cổ chân( kể cả trong bột)
Tập luyện các khớp các cơ liên quan hỗ trợ và các khớp có thể được tập
Sau từ 2- 4 tuần: thường là được giải phóng sự bất động, có 4 luyện tập cơ bản.
Nhiệt trị liệu: chườm nóng hoặc chiếu tia hồng ngoại để giúp tăng cường dinh dưỡng , mềm tổ chức, giúp cho tập luyện hiệu quả hơn
Tập sức mạnh cơ
Các bài tập xoa bóp, lưu thông tuần hoàn mạch máu.
Nếu việc luyện tập có tiến triển tốt, thuận lợi có thể tiến hành tập luyện tăng cường độ cũng như biên độ luyện tập. Cố gắng luyện tập tốt, khoảng thời gian này cơ còn yếu, tuy đã lấy lại được cảm giác nhưng cần tập luyện hơn để vận động được linh hoạt.

Tập luyện chịu lực tỳ đè với các xương gãy tăng dần theo cảm nhận bệnh nhân
Sau từ 4 – 8 tuần:
Có thêm các lực đối kháng nhau như các đoạn dây thun co giãn để tăng cường thêm sức mạnh cơ bắp.
Tập tỳ đè, tập đi lại.
Tập các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Trở về cuộc sống bình thường
Với những trường hợp gặp phải biến chứng, cần theo dõi sát sao, cẩn thận, các bài tập chỉ có thể được thực hiện khi các khớp xương thực sự ổn định. các biến chững cần được điều trị trước khi bắt đầu vào các bài tập này.

Lưu ý : Bệnh nhân không được xoa bóp bằng các thuốc xoa bóp, rượu gừng…. vào chỗ xương gãy sẽ tạo cals xù và làm chậm quá trình liền xương.

Đặc biệt không được đắp thuốc lá vào các khớp vì sẽ làm cho khớp đó cứng hơn, khó vận động về sau.

Bệnh nhân khi về nhà cần được tập vật lý trị liệu sớm tránh trường hợp bệnh nhân để lâu không phục hồi dẫn đến cứng cơ, lâu liền xương, teo cơ cẳng chân, sau này đi lại khó không lấy lại được dáng đi như lúc ban đầu.
Xem thêm tập vật lý trị liệu cho người tai biến tại đây: https://vatlytrilieu24h.com/bai-tap-...nua-nguoi.html

Chủ đề cùng chuyên mục: