Bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể gặp phải tình trạng đau ruột thừa hay viêm ruột thừa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đau ruột thừa ở vị trí nào? Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý như thế nào? Hãy để những thông tin trong bài viết sau đây của Bệnh viện Bảo Sơn giúp các bạn giải đáp tất cả những thắc mắc này.
Đau ruột thừa là gì? Nguyên nhân dẫn đến đau ruột thừa
Ruột thừa là một phần của ống tiêu hóa nằm tại vị trí nối giữa ruột non và ruột già. Trong ruột thừa có chứa các lợi khuẩn, có vai trò quan trọng giúp khởi động hệ tiêu hóa sau các trường hợp nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, nó không đảm nhận vai trò tiêu hóa và hấp thu các chất như ruột non và ruột già.
Đau ruột thừa là tình trạng tắc nghẽn và viêm ruột thừa. Nếu như không được chữa trị kịp thời ruột thừa sẽ bị vỡ ra và tình trạng viêm sẽ nhanh chóng lây lan tới các vùng khác của hệ tiêu hóa khiến cho người bệnh tử vong nhanh chóng.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau ruột thừa nhưng viêm ruột thừa là nguyên nhân hàng đầu. Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác gây đau ruột thừa như áp xe ruột thừa gây viêm nhiễm, khối u ruột thừa…
Đau ruột thừa ở vị trí nào? Bên trái hay bên phải?
Ruột thừa là cơ quan tiêu hóa, có cấu trúc hình túi và có chiều dài khoảng 8cm, đường kính xấp xỉ 0.5 - 1 cm. Ruột thừa thông với manh tràng - Đoạn đầu tiên của ruột già. Vì vậy, khi ruột già gặp vấn đề thì kéo theo ruột thừa cũng bị ảnh hưởng và dễ xuất hiện hiện tượng nhiễm trùng, gây viêm nhiễm, đau ruột thừa.
Vậy đau ruột thừa ở vị trí nào? Câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi này đó là đau ruột thừa ở vị trí bên phải của vùng bụng, lan xuống hố chậu ở bên phải. Đôi khi, những cơn đau ruột thừa có thể xuất hiện ở những vị trí khác đối với những đối tượng như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai.

7 dấu hiệu nhận biết đau ruột thừa không thể bỏ qua
  • Buồn nôn và nôn: Người bệnh cảm thấy buồn nôn và nôn một cách đột ngột. Tình trạng này cứ lặp đi lặp lại. Chính vì vậy, người bệnh cần đi khám ngay để biết chắc mình có bị viêm ruột thừa hay không.
  • Chướng bụng: Do tình trạng viêm tắc ở trong lòng ruột dẫn đến người bệnh thường hay bị trướng bụng, cảm giác đầy hơi, khó chịu.
  • Đau bụng dữ dội: Sự xuất hiện các cơn đau dữ dội có thể là dấu hiệu cảnh báo đau ruột thừa. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tình trạng viêm và tăng áp lực lên ruột thừa. Cơn đau hay xuất hiện ở vị trí vùng bụng dưới bên phải. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, người bệnh cũng có thể bị đau vùng gần rốn hoặc dưới lưng.
  • Sốt: Đi kèm với cơn đau bụng, bệnh nhân có thể có dấu hiệu sốt kèm theo chân tay run lẩy bẩy. Do đó, nếu bạn bị đau bụng dưới bên phải kèm theo sốt thì tốt nhất nên đi khám để tránh việc phát hiện đau ruột thừa gây nguy hiểm tính mạng.
  • Đau dội ngược: Khi bị viêm ruột thừa, người bệnh sẽ thấy đau nhói ở chỗ bị ấn và khi hết ấn, cường độ đau càng dữ dội hơn.
  • Táo bón hoặc ỉa chảy: Viêm, đau ruột thừa có thể gây rối loạn đại tiện ở người bệnh. Người bệnh có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Chán ăn, mệt mỏi: Người bệnh cảm thấy chán ăn, mệt mỏi. Mặc dù bình thường họ ăn uống rất ngon miệng. Tuy nhiên, tình trạng này cần được được đánh giá cùng sự hiện diện của các triệu chứng khác để đưa ra chẩn đoán một cách chính xác.

>>>xem thêm:
Khám phụ khoa bao gồm những gì
cách chữa viêm ngứa phụ khoa
Điều trị đau ruột thừa như thế nào cho hiệu quả?
Sau khi biết đau ruột thừa ở vị trí nào? Và được bác sĩ chẩn đoán chính xác, người bệnh cần phải phẫu thuật càng sớm càng tốt để cắt bỏ ruột thừa, tránh biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị.
Hiện nay, đa số các cơ sở y tế đều áp dụng phương pháp mổ nội soi ruột thừa. Phương pháp phẫu thuật này có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với phương pháp mổ hở truyền thống. Thời gian hồi phục bệnh nhân ngắn, vết mổ nhanh lành, ít để lại các tác dụng phụ đối với cơ thể. Sau khoảng thời gian phẫu thuật, bệnh nhân có thể đi lại và tham gia các hoạt động như bình thường.
Một số lưu ý sau khi mổ nội soi ruột thừa?
  • Để tránh táo bón sau khi phẫu thuật, người bệnh nên uống nhiều nước và tránh thức uống chứa cồn, cafein. Hạn chế ăn các thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ.
  • Không nâng bê vác các vật nặng trong vòng 6 tuần sau phẫu thuật
  • Không lái xe cho đến khi tái khám đầu tiên sau khi mổ nội soi ruột thừa.
  • Đi bộ càng nhiều càng tốt đây là bài tập tốt cho bệnh nhân sau khi mổ ruột thừa và được phép thực hiện trong 6 tuần đầu tiên.
  • Ngoài ra, sau quá trình mổ nếu xuất hiện các triệu chứng như sốt, buồn nôn, khó thở… người bệnh hãy liên ngay với bác sĩ chuyên khoa hoặc cơ sở y tế


Hy vọng qua bài viết này các bạn đã biết đau ruột thừa ở vị trí nào. Đau ruột thừa là tình trạng nguy hiểm tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu đau ruột thừa, hãy đến bệnh viện uy tín kiểm tra ngay lập tức.