Áo đồng phục hiện là một trong những quy định bắt buộc ở nhiều trường học cơ quan, tổ chức hay nơi làm việc và nhiều hội nhóm cũng sử dụng chúng. Với sự phát triển của công nghệ thiết kế và may mặc thì đồng phục dần trở nên đa dạng cũng như tính thẩm mỹ cao hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người giải đáp những câu hỏi này, hãy đọc ngay để có thêm thông tin về thêu vi tính nhé.

>>> Xem thêm : Thêu logo vi tính - top các vấn đề liên quan tới thêu vi tính

Chúng ta đang sống trong giai đoạn mà các kỹ thuật, máy móc hiện đại phát triển mạnh mẽ. Chúng dần thay đổi và đưa tới xu hướng sản xuất mới cho nhiều ngành nghề, trong đó có bao gồm cả lĩnh vực may mặc. Bên cạnh nhiều máy móc như máy may điện tự, máy dệt, in,.. thì thêu vi tính hẳn sẽ là một cái tên mà chúng ta không thể không kể tới. Với sự hỗ trợ từ những chiếc máy vi tính, quá trình thêu được diễn ra theo dạng dây chuyền tự động hóa. Nhờ thế mà thời gian thực hiện cũng ngắn hơn rất nhiều.
Vào năm 1980, ngay sau khi hệ thống thiết kế đồ họa vi tính đầu tiên ra đời bởi Wilson thì Melco cũng giới thiệu digitrac - hệ thống số hóa cho máy thêu. Nó bao gồm một chiếc máy tính nhỏ, gắn trên trục X, Y của bảng trắng. Thông qua việc đánh dấu những điểm chung trong thiết kế, bộ số hóa góp phần tạo ra các đường may phức tạp. mạng kết nối máy thêu được Pulse Microsystems trình làng vào cuối những năm 1990. Vậy chúng mang lại những tác dụng gì với máy thuê máy tính. Theo đó thì chúng ta có thể trực tiếp kết nối vào mạng và sử dụng những thiết kế nằm trong máy trung tâm. Nhờ có điều này mà chi phí sản xuất máy tính, phần mềm và máy thêu đã được giảm xuống rất nhiều. Đây là động lực lớn để thêu vi tính trở nên phổ biến hơn nữa trong doanh nghiệp may mặc.

>>> Xem thêm : Thêu áo đồng phục - thêu vi tính và độ phổ biến trong ngành dệt may

Với hệ thống tự động hoàn toàn trong suốt quá trình thực hiện cộng thêm sự có mặt của máy tính thông minh, các phần mềm chuyên dụng, hình thêu được tạo ra với độ chính xác cao hơn. Nhờ có điều này mà khâu kiểm soát lỗi sau thi công trở nên nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn, tăng hiệu quả lao động. Rút ngắn thời gian lao động, tăng năng suất luôn là một trong những mục tiêu lớn được các đơn vị sản xuất đề ra cũng như dùng nhiều cách để đạt được nó. Với sự phổ biến như vậy nên những kỹ thuật được sử dụng trong quá trình thiết kế, may áo đồng phục cũng dần nhận được nhiều chú ý hơn trước.