Chương trình XKLĐ Nhật luôn nhận được nhiều sự quan tâm của NLĐ vì nó mang lại rất nhiều lợi ích. Không chỉ đơn thuần là giúp cho NLĐ có công việc ổn định mà còn giúp họ có mức thu nhập hấp dẫn. Để biết nghề nào dễ trúng tuyển đi Nhật, bạn hãy tham khảo một số gợi ý bên dưới nhé!

Tìm hiểu ngay những ngành nghề dễ trúng tuyển khi tham gia chương trình XKLĐ Nhật
Sau tết truyền thống, các đối tác Nhật Bản sẽ tuyển dụng số lượng đơn hàng rất lớn tại các tỉnh như: Tokyo, Osaka, Hokkaido, Gifu,... Thời điểm này, NLĐ sẽ có cơ hội lớn để tham gia các đơn hàng với mức thu nhập cao như: Xây dựng, cơ khí, nông nghiệp, thực phẩm, dệt may,... Nếu bạn chọn ngành nghề phù hợp, bạn sẽ biết được nghề nào dễ trúng tuyển hơn đối với bản thân mình. Từ đó, bạn có cơ hội trúng tuyển cao hơn và có thu nhập tốt hơn. Ngoài ra, NLĐ cần chuẩn bị từ sớm để hoàn thành tốt phần thi tuyển, như vậy bạn sẽ có cơ hội xuất cảnh trong những tháng đầu năm.
1. Gợi ý những ngành nghề nào dễ trúng tuyển đi Nhật

Chế biến thực phẩm, may mặc,... là một trong những ngành nghề đang Hot khi XKLĐ
Theo công bố của tổ chức OTIT, sẽ có 76 ngành nghề được cấp phép tuyển dụng lao động nước ngoài. Trong số đó, có các ngành nghề chính như:
Chế biến thực phẩm: Làm một số công đoạn trong quy trình chế biến cơm hộp, đồ hợp, cơm nắm,...
Chế biến thủy sản: Chế biến các thủy sản đông lạnh hay chế biến thủy sản để làm đồ ăn sẵn.
Cơ khí: Gia công kim loại, bảo dưỡng máy, mài sắt,...
May mặc: Se chỉ, dệt vải, may quần áo nữ hoặc quần áo trẻ em,...
Nông nghiệp: Trồng rau trong nhà kính, trồng lúa, hoa quả, chăn nuôi bò sữa,...
Kỹ sư, kỹ thuật viên Nhật: AutoCAD, IT,...
Xây dựng: Lắp ghép thép kết cấu, giàn giáo,...
Các đơn hàng khác bao gồm: Sơn, giàn giáo, vệ sinh tòa nhà,...
Trong các ngành nghề trên bạn có thắc mắc nghề nào dễ trúng tuyển nhất không? Thực tế, không có nhóm ngành nghề nào là dễ dàng trúng tuyển, cũng không quá khó để trúng tuyển đơn hàng. Tỷ lệ thi tuyển đơn hàng sẽ là 3:1, nên người phù hợp nhất sẽ có cơ hội được chọn cao so với các ứng viên còn lại. Vì vậy, tùy vào khả năng của mỗi người mà bạn sẽ phù hợp với những ngành nghề khác nhau.
Ví dụ, nếu bạn có hình xăm thì khó để trúng tuyển đơn hàng chế biến thực phẩm nhưng sẽ dễ trúng tuyển khi chọn đơn hàng nông nghiệp, điện tử,...
Tóm lại, bạn cần phải đánh giá điều kiện, khả năng của mình sẽ phù hợp với ngành nghề nào. Nếu bạn có kinh nghiệm làm việc thì hãy chọn ngành mà mình đã có kinh nghiệm. Có như vậy bạn mới có tỷ lệ trúng tuyển cao nhất.
2. Gợi ý cách chọn nghề đi Nhật lao động
Qua các bước đánh giá năng lực, bạn sẽ biết nghề nào dễ trúng tuyển nhất đối với mình. Bạn có thể lựa chọn ngành nghề theo mục đích đi Nhật như: Kiếm tiền, rèn luyện kỹ năng, nâng cao tay nghề,... Hay chọn lựa theo yêu cầu về giới tính, ngoại hình, kinh nghiệm, bằng cấp,... Bạn hãy tham khảo một số gợi ý cách chọn nghề đi Nhật lao động dưới đây để chọn ngành nghề phù hợp với mình nhé.
2.1 Đối với người lao động có tay nghề
Xem thêm visa kỹ năng đặc định
NLĐ có tay nghề sẽ có cơ hội trúng tuyển cao và có thu nhập tốt hơn
Nếu đã có tay nghề sẵn trong một ngành nghề nào đó, bạn hãy chọn ngành nghề này khi đăng ký đi XKLĐ. Một số đơn hàng yêu cầu tay nghề gồm:
May mặc.
Cơ khí: Phay, hàn xì, bào, tiện,...
Bảo dưỡng và sửa chữa ô tô.
Xây dựng: Mộc xây dựng, lái máy, ốp lát, xây trát,...
Khi chọn các đơn hàng yêu cầu kinh nghiệm làm việc, tay nghề thì 90% bài thi tay nghề sẽ quyết định cơ hội trúng tuyển. Còn 10 % còn lại sẽ phụ thuộc vào may mắn và tác phong của ứng viên.
Một số lợi thế mà NLĐ có sẵn tay nghề khi ứng tuyển các ngành nghề này gồm:
Dễ dàng trúng tuyển hơn vì đã có kinh nghiệm làm việc.
Những ngành nghề có yêu cầu tay nghề thường sẽ có thu nhập cao hơn các ngành khác.
Người lao động sẽ được các nhà tuyển dụng Nhật Bản ưu ái hơn.
2.2 Đối với người lao động chưa có tay nghề

Tuổi tác, sức khỏe,... là yếu tố quyết định khả năng trúng tuyển nếu NLĐ chưa có tay nghề
Vậy nghề nào dễ trúng tuyển đối với người lao động chưa có tay nghề? Nếu chưa có tay nghề thì vấn đề về ngoại hình, tuổi tác sẽ quyết định rất nhiều khi bạn đăng ký dự tuyển XKLĐ Nhật. Một số đơn hàng đi Nhật không yêu cầu tay nghề sẽ thuộc nhóm ngành nghề sau:
Điện tử: Đóng gói liên kiện điện tử, lắp ráp, đóng gói bản mạch,... (Bạn cần có thị lực tốt và độ tuổi từ 19 đến 28).
Chế biến thực phẩm: Đóng gói thực phẩm, làm cơm hộp, cơm nắm, làm bánh,... (Độ tuổi ứng tuyển từ 18 đến 30, đơn hàng sẽ không nhận những thực tập sinh có hình xăm).
Xây dựng: Coppha, buộc sắt, giàn giáo,... (Độ tuổi phù hợp từ 25 đến 35 tuổi và thực tập sinh phải có sức khỏe tốt).
Nông nghiệp: Chăn nuôi, trồng trọt (Độ tuổi ứng tuyển từ 22 đến 32, đơn hàng không nhận TTS bị rối loạn sắc giác).
Ngoài ra các yếu tố về ngoại hình, sức khỏe, tính cách,... cũng rất quan trọng để xác định ngành nghề nào phù hợp với bạn.
Ví dụ như bạn chưa từng phải lao động nặng nhọc hay vất vả thì không nên tham gia đơn hàng xây dựng. Còn với những bạn vụng về, không kiên trì thì không nên đăng ký các đơn hàng yêu cầu độ chính xác cao, có tính khéo léo như lắp ráp linh kiện điện tử.
2.3 Đối với người lao động không có bằng cấp
Xem thêm kỹ năng đặc định
Nếu NLĐ không có bằng cấp sẽ gặp nhiều hạn chế hơn đối với những người có bằng cấp
Một trong những tiêu chí mà nhà tuyển dụng Nhật Bản lựa chọn TTS chính là bằng cấp. Nếu NLĐ có bằng cấp 3, cao đẳng hoặc đại học sẽ có nhiều ưu tiên hơn trong việc đăng ký đơn hàng. Nếu NLĐ không có bằng cấp hay chỉ mới có bằng cấp 2 sẽ gặp hạn chế hơn khi đăng ký XKLĐ Nhật. Bạn hãy tham khảo các ngành dưới đây để biết nghề nào dễ trúng tuyển đối với mình.
Đối với ngành nghề chế biến thực phẩm, nông nghiệp nhà kính, cơm hộp, đúc nhựa, ô tô, điện tử,... sẽ ưu tiên những lao động có bằng cấp 3.
Còn với ngành đóng gói, nông nghiệp chăn nuôi, cơ khí xây dựng, xây dựng,... thì những lao động có bằng cấp 2 vẫn có thể tham gia.
2.4 Đối với người lao động hạn chế về ngoại hình

Mỗi đơn hàng sẽ có yêu cầu về ngoại hình khác nhau nên NLĐ hãy chọn ngành nghề phù hợp với mình
Ngoài độ tuổi, tính cách, bằng cấp,... thì ngoại hình cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn đơn hàng của NLĐ.
Nếu bạn có thân hình thấp bé, nhẹ cân hay bị rối loạn đa sắc giác, có hình xăm thì không nên tham gia các đơn hàng thuộc ngành nông nghiệp, xây dựng, chế biến thủy sản,... Trong trường hợp này, bạn hãy chọn các đơn hàng thực phẩm sẽ phù hợp hơn, nhưng bạn không được có hình xăm nhé.
3. Kết luận
Để biết nghề nào dễ trúng tuyển, NLĐ cần xem điều kiện, kinh tế, yêu cầu về độ tuổi, năng lực, ngoài hình,... của từng ngành nghề để biết đơn hàng nào phù hợp nhất với mình. Không nên gượng ép chọn những việc mình không thích, không có kinh nghiệm hay không phù hợp với trình độ của bản thân. Vì có như vậy bạn mới có cơ hội trúng tuyển đơn hàng cao hơn và rút ngắn được thời gian xuất cảnh.

Chủ đề cùng chuyên mục: