Béo phì khi mang thai gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ bầu, chúng còn làm tăng nguy cơ xảy ra những biến chứng nghiêm trọng cho cả thai nhi. Vậy nên, sản phụ cần có những phương pháp thích hợp để tránh béo phì khi mang thai, đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và bé.


>>> Xem ngay cách giảm béo vùng bụng an toàn dễ thực hiện tại nhà, giúp bạn sở hữu thân hình thon gọn, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh do béo phì gây ra, đảm bảo sức khỏe của bạn luôn tốt nhất.

1. Béo phì khi mang thai

Thừa cân được định nghĩa là khi chỉ số khối cơ thể (BMI) nằm trong khoảng 25- 29,9. Béo phì là tình trạng xảy ra khi chỉ số BMI từ 30 trở lên. Ở các nước đang phát triển, tình trạng béo phì cũng như suy dinh dưỡng khá phổ biến, tập trung ở các thành phố lớn hơn là ở nông thôn. Việt Nam có tỷ lệ thừa cân và béo phì trung bình khoảng 6- 10%.

Béo phì có thể gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe. Béo phì khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.



>>> Tham khảo ngay phương pháp giảm béo công nghệ cao tại Sviet Spa đảm bảo an toàn cho bạn, giúp giảm mỡ nhanh chóng với thân hình thon gọn săn chắc.

2. Ảnh hưởng của béo phì khi mang thai

2.1. Đến sản phụ

Béo phì khi mang thai khiến bạn mắc phải nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe nghiêm trọng:

Tiểu đường thai kỳ: bắt đầu xảy ra trong thời kỳ mang thai. Tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ sinh mổ. Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ cũng có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường hơn trong tương lai, và tình trạng này có thể di truyền sang em bé.
Phụ nữ béo phì khi mang bầu phải được sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ từ giai đoạn sớm giúp bé yêu khỏe mạnh nhất.

Tiền sản giật: Là một rối loạn liên quan đến cao huyết áp, xảy ra trong hoặc sau khi mang thai. Đây là bệnh lý nguy hiểm, vấn đề này ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể người phụ nữ.
Tiền sản giật gây suy thận, suy gan và có thể dẫn đến co giật. Một số trường hợp dẫn đến đột quỵ. Trường hợp nặng cần điều trị khẩn cấp để tránh các biến chứng này. Em bé nhiều khả năng phải sinh sớm hơn chu kỳ.


Ngưng thở khi ngủ: Là tình trạng ngưng thở xảy ra trong thời gian ngắn trong lúc ngủ. Vấn đề này có liên quan đến béo phì. Khi mang thai, ngưng thở khi ngủ không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm tăng nguy cơ cao huyết áp, tiền sản giật, sản giật và các bệnh lý ở tim và phổi rất nguy hiểm.

2.2. Ảnh hưởng đến thai nhi

Béo phì khi mang thai có thể ảnh hưởng lớn đến thai nhi:



Sảy thai: Phụ nữ béo phì có tỷ lệ bị sảy thai tăng cao hơn so với phụ nữ có cân nặng bình thường.

Dị tật bẩm sinh: Em bé sinh ra từ các bà mẹ béo phì có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao hơn, có thể dị tật ở tim hay dị tật ống thần kinh.

Khó thực hiện xét nghiệm chẩn đoán: khi cơ thể nhiều mỡ gây khó khăn cho việc chẩn đoán phát hiện một số vấn đề nhất định đối với giải phẫu của bé trong khi làm siêu âm. Kiểm tra nhịp tim của bé khi chuyển dạ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi sản phụ bị béo phì.

Hiện tượng thai nhi quá lớn (Macrosomia): cơ thể em bé lớn hơn bình thường. Điều này làm tăng nguy cơ em bé bị tổn thương trong quá trình lâm bồn. Có thể, vai bé có thể bị kẹt trong khi sinh.
Macrosomia cũng có thể dẫn đến khả năng sản phụ phải sinh mổ. Trẻ sơ sinh quá lớn có nhiều nguy cơ bị béo phì trong cuộc sống sau này.

Sinh non: Các vấn đề liên quan đến béo phì khi mang thai, chẳng hạn như tiền sản giật, có thể dẫn đến sinh non. Trẻ sinh non thường không phát triển đầy đủ như các trẻ sinh sau 39 tuần mang thai.

Thai chết lưu: Mẹ bầu có chỉ số BMI càng cao, thì nguy cơ thai chết lưu càng cao.

>>> Mách bạn liệu trình giảm béo spa uy tín chất lượng bằng công nghệ cao tác động sâu vào bên trong cơ thể, tránh nguy cơ gây bệnh từ béo bụng, và ngăn ngừa béo bụng.

Chủ đề cùng chuyên mục: