Con cái mà còn cha mẹ khi nào cũng ở địa vị phụ thuộc, việc hôn nhân của con cái cha mẹ có quyền độc đoán và "đặt đâu ngồi đấy" tổ chức cưới hỏi. Nếu con cái không bằng lòng với người vợ (hay chồng) mà cha mẹ chỉ định thì chỉ có cách bỏ nhà ra đi. Chính sự không cần biết ái tình của con cái, chỉ cốt tìm được nơi "môn đăng hộ đối" là cha mẹ nhờ "mối lái" điều đình để đính hôn nên đã xảy ra tệ tảo hôn và tục phúc hôn.

Có thể bạn quan tâm: Phong tục cưới hỏi truyền thống của người Nga

Mai mối

Đối với người Việt xưa, đây gọi là tục “bắn tin”. Về tục này, luật xưa có nói : trước khi đi hỏi, nhà trai (gái) phải viết một tờ hôn thư đưa cho người mai mối, mang sang cho gia đình phía bên kia. Trong tờ hôn thư này, gia đình phải nói rõ về bệnh tật của người nam (nữ), con của vợ cả hay vợ lẽ... để cho phía bên kia được biết, qua đó có nhận lời mai mối hay không.

Lễ dạm ngõ

Theo phong tục cưới hỏi truyền thống, cô dâu chú rể Việt Nam sẽ trải qua 3 nghi lễ chính rất quan trọng không thể bỏ qua, theo thứ tự là dạm ngõ, ăn hỏi và đón dâu. Lễ dạm ngõ hay chạm ngõ là nghi thức đầu tiên, được coi như buổi gặp gỡ đầu tiên giữa hai gia đình, để cha mẹ hai bên tìm hiểu về hoàn cảnh, điều kiện, gia phong của nhau. Ngày nay lễ dạm ngõ đã được đơn giản hóa, chỉ đơn giản là buổi gặp gỡ của hai bên gia đình, nói chuyện xơi nước, đặt vấn đề chính thức cho đôi bạn trẻ chính thức được đi lại tìm hiểu.

Trong buổi lễ dạm ngõ theo phong tục tại miền Bắc thì nhà trai cần chuẩn bị một cơi trầu cau, thuốc lá, chè, tất cả đều phải là số chẵn và được phủ vải đỏ. Thành phần tham dự lễ dạm ngõ thường trong phạm vi gia đình thân thích, như cậu, bác, chú, gì ruột thịt khoảng 4 5 người, nhà gái cũng tương tự. Tới ngày giờ đã định, nhà trai tới nhà gái tặng lễ vật, thưa chuyện, tỏ ý muốn để đôi bạn trẻ chính thức tìm hiểu nhau và có kế hoạch tiến tới hôn nhân. Sau thời gian chuyện trò, cô dâu chú rể tương lai được cha mẹ nhà gái đưa lên thắp hương và dâng lễ vật lên bàn thờ tổ tiên. Trang phục thì không quá cầu kì chỉ cần ăn mặc lịch sự, đứng đắn, trang nhã là được.

Lễ ăn hỏi

Ở Việt Nam xưa, có nơi gọi lễ này là lễ bỏ trầu cau, hay lễ “ngã giá” người con gái. Nhà gái sẽ được đưa ra yêu cầu, tức là thách cưới.

Thông thường thì trước ngày diễn ra nghi lễ ăn hỏi thì hai bên gia đình sẽ đi thầy để xem ngày đẹp, giờ đẹp trước khi cử hành các thủ tục lễ ăn hỏi nhằm cầu mong cho đôi tân lang, tân nương gặp nhiều may mắn, tài lộc và hạnh phúc.

Sau khi đã lựa chọn ngày đẹp thì hai bên gia đình sẽ tiến hành chuẩn bị các đồ lễ ăn hỏi hay các nghi thức, sửa sang nhà cửa để có ngày lễ ăn hỏi hoàn hảo nhất.

Chuẩn bị cho lễ cưới

- Thời gian cưới: Người ta vẫn thường chọn tháng Mười (âm lịch) làm mùa cưới. Ngày cưới được gia đình chọn, dựa vào ngày tháng năm sinh của cô dâu chú rể.

- Trang phục: Bộ trang phục mà các cô dâu mặc trong ngày cưới cũng chính là trang phục các cô mặc trong những ngày hội cổ truyền của dân tộc. Trong ngày cưới của dân tộc Việt, các cô dâu miền Bắc thường mặc bộ áo mớ ba, ngoài cùng là chiếc áo the thâm, bên trong ẩn hiện hai chiếc áo màu hồng và màu xanh hoặc màu vàng với màu hồ thủy. Rồi đến áo cánh trắng, cuối cùng là chiếc yếm hoa đào có dải bằng lụa bạch. Cô dâu miền Trung cũng mặc áo mớ ba, trong cùng là áo màu đỏ hoặc hồng điều, áo giữa bằng the hay vân tha màu xanh chàm, áo ngoài cùng bằng the hay vân tha màu đen. Còn trang phục của cô dâu miền Nam, ấn tượng đáng nhớ nhất bao giờ cũng là bộ áo dài gấm, quần lĩnh đen, đi hài thêu.

- Nhẫn cưới : Tục lệ trao đổi nhẫn cưới cũng xuất hiện trước khi Thiên Chúa Giáo ra đời rất lâu. Người Việt xưa kia hay bây giờ, cũng vẫn luôn trao cho người bạn đời của mình biểu tượng của hôn nhân – chiếc nhẫn vàng vào ngón tay. Còn những người theo đạo chính thống ở Nga thường tôn vinh những chiếc nhẫn “ba ngôi”, biểu trưng cho sự trung thực, lòng trung thành và cả sự lãng mạn trong tình yêu.

Lễ cưới người Việt xưa

Sau khi các điều (yêu sách) đã được nhà trai thực hiện, người ta chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ cưới. Trước đó, cả hai nhà đã dựng rạp, sửa sang nhà cửa đón khách.

Hôm cưới, nhà trai chọn một đoàn đi đón dâu.
Về đến nhà trai, việc đầu tiên là cô dâu và chú rể được cha mẹ dẫn đến bàn thờ để thắp hương yết tổ (lễ gia tiên), rồi chào họ hàng bên chồng. Sau đó, cô dâu được dẫn vào phòng cưới, ngồi lên chiếc giường cưới Cuối cùng, nhà trai mời nhà gái và tất cả mọi người cùng tham dự tiệc cưới…
Sau ngày cưới, đôi uyên ương mới mang lễ vật tạ gia tiên cùng nhau trở về nhà bố mẹ vợ. Đây được gọi là lễ lại mặt. Sau lễ lại mặt, họ còn phải chuẩn bị một bữa khao cho làng xóm, nếu không sẽ không được coi là thành viên của nơi đó. ( Lễ nộp cheo )

Chủ đề cùng chuyên mục: