Năm 2008, doanh nhân Cai Wensheng đã tạo ra Meitu - ứng dụng chỉnh sửa ảnh tự sướng được ưa chuộng ở Trung Quốc. Nó có các chức năng giúp nhân vật trong ảnh hoặc video trông cao hơn, thon gọn hơn và sở hữu làn da trắng mượt chỉ sau vài thao tác đơn giản. Ứng dụng này sẽ rất tuyệt vời nếu như nó được sử dụng chung với sản phẩm gậy chụp ảnh tự sướng.

Chức năng này này khiến các cô gái trẻ ở Trung Quốc - những người luôn bị ám ảnh bởi hình mẫu người đẹp mắt to, da mịn truyền thống, phát cuồng. Meitu được gọi là "công cụ thần thánh để chụp ảnh tự sướng".


Trước và sua khi chỉnh sửa ảnh bằng app Meitu.

Giờ đây, kể cả những ông lớn trong ngành Internet của Trung Quốc cũng không thể đấu lại Meitu. Ứng dụng của công ty này thu hút 360 triệu người dùng mỗi tháng, đứng đầu về lượt tải trên iOS Store Trung Quốc. Kết thúc vòng huy động vốn mới nhất, Meitu được định giá 3,7 tỷ USD, đưa tổng tài sản của người sáng lập vượt mốc 1 tỷ USD. Các nhà đầu tư của Meitu là Foxconn, IDG Capital Partners và Tiger Management.

Cai bước chân vào ngành này sau khi gặp Wu Xinhong - người vừa thất bại với mạng xã hội 520.com. Cai thuê Wu phát triển một phiên bản đơn giản hơn của Photoshop dùng cho máy tính để bàn, và nhanh chóng nhận ra rằng phụ nữ thường dùng phần mềm này để đánh bóng vẻ ngoài. Hai người sau đó quyết định thâm nhập vào ngành ứng dụng di động của Trung Quốc. Hiện Wu là CEO của Meitu.

Cai không đưa quảng cáo vào Meitu nhằm bảo vệ trải nghiệm của người dùng. Hầu hết doanh thu của Meitu đến từ việc bán smartphone sản xuất chuyên để tự sướng. Những chiếc điện thoại của Meitu có thể có camera trước lên đến 21 megapixel. Từ năm 2013 đến nay, khoảng 200.000 chiếc đã được bán ra, với giá thấp nhất 325 USD. Những sản phẩm phụ kiện đi kèm với ứng dụng này để có những tấm ảnh đẹp hơn nữa, rất được khách hàng ưa chuộng và chọn mua như: lens hỗ trợ selfie chụp ảnh, gậy chụp ảnh tự sướng, giá đỡ điện thoại - máy tính bảng (hỗ trợ chụp ảnh bằng giá đỡ) .....

Các nhà đầu tư cho rằng dù chưa mang lại lợi nhuận đáng kể, giá trị của Meitu nằm ở lượng khách hàng trung thành đông đảo. Young Guo, lãnh đạo IDG Trung Quốc nhận định Meitu sẽ "ăn nên làm ra" bởi sản phẩm của họ đáp ứng được nhu cầu lâu dài của xã hội.
Năm nay, Cai lên kế hoạch mở rộng sang thương mại điện tử và trò chơi trực tuyến. Ông cũng muốn nhắm tới người dùng trên khắp châu Á với ứng dụng chỉnh sửa ảnh BeautyPlus - tự động làm mịn da người chụp. Ngoài ra, Meitu còn có ý định tấn công thị trường Mỹ bằng ứng dụng tương tự có tên AirBrush.

Dù vậy, Jing Bing, giáo sư trợ giảng bộ môn marketing tại trường Đại học Kinh doanh Cheung Kong cho rằng người Mỹ có vẻ ưa chuộng ảnh chưa qua chỉnh sửa hơn. Bên cạnh đó, thị trường trong nước cũng có nhiều thách thức.

Meitu đang cố gắng xây dựng Meipai - một nền tảng chia sẻ video, nhằm khiến người dùng dành nhiều thời gian hơn cho các sản phẩm của công ty. Meipai cũng có thể giúp tăng lượng truy cập cho các trang thương mại điện tử sau này của Meitu.

Nhưng để làm được điều đó, Cai phải phá vỡ được thế thống trị của Tencent và chống lại sự cạnh tranh từ ứng dụng quay video Miaopai. Tencent hiện đang sở hữu ứng dụng nhắn tin WeChat được ưa chuộng trên khắp Trung Quốc, với 700 triệu người dùng. Cai cho biết đối tượng khách hàng mà Meitu nhắm tới là giới trẻ, bởi họ là những người không ngại thử cái mới.

Cai tham gia kinh doanh từ khá sớm. 30 năm trước, ông bỏ học cấp 3 để bán mỹ phẩm và túi xách giá rẻ ở Phúc Kiến. Sau đó, ông bắt đầu quan tâm tới Internet và thức hàng đêm để đăng ký những tên miền tiềm năng. Năm 2007, Cai bán tên miền 265.com cho Google với giá 20 triệu USD và chuyển sang đầu tư vào những công ty startup.

Hiện nay, ngoài vị trí điều hành Meitu, Cai còn là nhà đầu tư hàng đầu tại Trung Quốc. Longling, quỹ đầu tư mạo hiểm của ông năm ngoái thu về 20 triệu USD và nắm cổ phần ở 42 công ty startup của Trung Quốc. Năm 2011, Cai thành lập hiệp hội ngành mang tên Tian Shi Hui với các thành viên như Lei Jun - nhà sáng lập Xiaomi và Kai-Fu Lee, cựu chủ tịch Google China.

CafeBiz/Theo Trí Thức Trẻ

Chủ đề cùng chuyên mục: