Nhìn chung, tình trạng xuống cấp của các khu nhà ở như Windy Ridge và Franklin Reserve được quy cho cơn khủng hoảng subprime (tín dụng thế chấp rủi ro) ở Mỹ, dẫn đến làn sóng tịch biên bất động sản. Nhưng câu chuyện những khu nhà bỏ hoang và sự xuống cấp của các ngoại ô không phải xuất hiện cùng với subprime lang sen viet nam nên nó sẽ không kết thúc khi khủng hoảng đi qua.

Thị trường bất động sản ở Mỹ đang hứng chịu một cuộc đảo lộn cấu trúc: người Mỹ không còn thiết kế cuộc sống và công việc như trước nữa. Trong 60 năm qua, người Mỹ rời thành phố để kéo nhau ra các ngoại ô có khu nhà ở sang trọng, làm thay đổi diện mạo chung. Nhưng nay, họ quay về thành phố để sống, và nhiều dấu hiệu cho thấy xu hướng này sẽ kéo dài.

Giấc mơ ngoại ô Mỹ ra đời trong khoảng năm 1939-1940 nhân cuộc triển lãm hoàn vũ New York. Có đến 10% dân Mỹ đến thăm khu triển lãm Futurama.

Ngay giữa khu này là một mô hình thu nhỏ có diện tích du an lang sen viet nam bằng một sân bóng đá cho thấy hình ảnh những thành phố ở Mỹ sẽ ra sao trong những năm 1960: những chiếc xe hơi có kích thước hộp diêm quẹt chạy dọc những xa lộ thênh thang. Người dân nghĩ rằng đã qua rồi thời của những khu nhà ở chật chội và họ sẽ được sống trong những ngôi nhà riêng có vườn và garage.

Cuộc triển lãm sẽ chẳng làm ai quan tâm nếu như được tổ chức vào lúc này, nhưng vào thời ấy, nó đã tạo thành giấc mơ nhà ở can ho quan 8 cho nhiều người, như nhà văn và nhà báo E.B. White đã mô tả trong tạp chí Harper’s.